Muốn có hoạt động tốt, trước hết người thực hiện hoạt động phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hoạt động đó. Trong hoạt động bồi dưỡng HSG, việc tổ chức nâng cao nhận thức cho những người thực hiện rất cần thiết và quan trọng. Nếu không nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tác dụng của nó thì dù có kế hoạch tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cũng khơng thể có hoạt động tốt được. Cho nên biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV và HSG về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG được đánh giá là quan trọng, là cơ sở đầu tiên cho việc thực hiện các biện pháp tiếp theo.
Khi đã có nhận thức đúng về HSG, để đạt hiệu quả cao trong đào tạo nhân tài phải phát hiện sớm và chính xác những HS có tư chất thơng minh, có khả năng sáng tạo để bồi dưỡng. Bởi khơng phát hiện và tuyển chọn đúng sẽ bỏ phí nhân tài hoặc khó đạt kết quả cao. Có trị giỏi rồi cần phải có thầy giỏi, bởi người thầy có vai trị quyết định đến chất lượng dạy học. Do vậy vấn đề quan trọng là phải bồi dưỡng cho GV bồi dưỡng HSG về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Khi đã bồi dưỡng được GV bồi dưỡng HSG sẽ giúp GV có thể xây
dựng nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG phù hợp với từng đối tượng và có thể phát triển được năng lực của người học trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
Tuy nhiên, dù có chọn được HSG, có thầy giáo giỏi với phương pháp dạy học tích cực nhưng HSG khơng tích cực, tự học thì kết quả bồi dưỡng HSG sẽ không đạt hiệu quả cao, bởi yếu tổ nội lực mới là yếu tố quyết định.
Cuối cùng là để kích thích, động viên sự nổ lực cố gắng của GV và HS tham gia bồi dưỡng HSG cần cải tiến chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường để tạo ra động lực cho họ.
Như vậy các biện pháp có sự tương tác, hỗ trợ nhau một cách chặt chẽ. Do đó, trong qua trình triển khai thực hiện người quản lý không coi nhẹ biện pháp nào, các biện pháp cần phải được thực hiện đồng bộ và phải phù hợp với tình hình thực tế thì mới nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.5. Khảo nghiệm về sự cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên mơn, bí thư đồn trường, Chủ tịch cơng đồn cơ sở và một số GV dạy giỏi cấp trường tham gia bồi dưỡng HSG đạt giải trong nhiều năm. Cụ thể là:
- Ban giám hiệu: 02.
- Tổ trưởng, tổ phó các tổ chun mơn: 6.
- Bí thư đồn thanh niên, Chủ tịch cơng đồn cơ sở: 02. - GV giỏi cấp trường tham gia bồi dưỡng HSG: 10.
Tác giả đã trưng cầu ý kiến của CBQL, GV với câu hỏi được đưa ra là: “Thầy (cô) hãy cho biết mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên?”
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng HSG
Tên biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG
SL 11 9 9 11
% 55 45 45 55
Biện pháp 2. Kế hoạch hóa
việc phát hiện, tuyển chọn HSG
SL 16 4 16 4
% 80 20 80 20
Biện pháp 3. Bồi dưỡng cho
giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG
SL 10 10 11 9
% 50 50 55 45
Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo
viên đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG
SL 12 8 13 7 % 60 40 65 35 Biện pháp 5. Phát triển KN tự học cho HSG SL 16 4 16 4 % 80 20 80 20
Biện pháp 6. Cải tiến chế độ
thi đua khen thưởng và tích cực hộ trợ vật chất tinh thần để GV và HS hoàn thành nhiệm vụ
SL 15 5 14 6
% 75 25 70 30
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá cấp thiết và khả thi. Trong đó, biện pháp 2 và biện pháp 5 có 80% người hỏi cho rằng là rất cấp thiết và khả thi. Qua đó cho thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HSG cần chú trọng đến việc phát hiện, tuyển chọn HSG và phát
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3, tác giả đã đề cập đến các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Các nguyên tắc đó là: Đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính đồng bộ và đảm bảo tính hiệu quả.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Kết quả trưng cầu ý kiến các CBQL, GV bồi dưỡng HSG cho thấy: Cả 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường PTDTNT THPT huyện Mường nhé, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh hiện nay đều cấp thiết và khả thi. Các biện pháp được đề xuất đều có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp đã đề xuất một cách đồng bộ và có tính hệ thống. Có như vậy, chất lượng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mới được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nội dung của các chương đề cập ở trên cho phép học viên khẳng định: mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hồn thành. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
Nội dung của chương đã phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, đặc biệt là khái niệm về HSG và bồi dưỡng HSG. Đề tài cũng đã chỉ ra tầm quan trọng, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG và các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
Trên cơ sở lý luận và thông qua việc nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết, các quyết định liên quan đến HSG, đặc biệt là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV và HS. Tác giả đã phản ánh rõ thực trạng về hoạt động bồi dưỡng HSG và quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Từ đó có thể đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với nhà trường.
Từ thực trạng về hoạt động bồi dưỡng HSG và quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, đối chiếu với cơ sở lý luận tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh hiện nay như sau:
1. Nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG
3. Bồi dưỡng cho giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG
4. Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG 5. Phát triển KN tự học cho HSG
6. Cải tiến chế độ thi đua khen thưởng để khuyến khích GV và HS tham gia bồi dưỡng HSG
Qua khảo nghiệm CBQL, GV giỏi tham gia bồi dưỡng HSG cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Do đó, Hiệu trưởng cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ và hệ thống sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên
- Ưu tiên bố trí đội ngũ GV có chất lượng cho trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé theo Điều 3 Chính sách ưu tiên đối với trường phổ thơng dân tộc nội trú (Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2008 về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thơng dân tộc nội trú). Qua đó, giúp nhà trường có đội ngũ GV có trình độ chun mơn, nghiệp vụ để tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao.
- Chế độ chi trả cho hoạt động bồi dưỡng HSG đã được ban hành từ năm 2001 cho đến nay đã khơng phù hợp. Do đó, đề nghị Sở GD&ĐT cần tham mưu với UBND tỉnh về việc điều chính chế độ của giáo viên bồi dưỡng HSG cấp tỉnh, chế độ khen thưởng cho GV và HS đạt thành tích trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
- Phân công các chuyên viên đến các trường THPT để giúp đỡ, tư vấn, bồi dưỡng cho GV tham gia dạy đội tuyển HSG. Đồng thời tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng HSG giữa các nhà trường.
- Cần chỉ đạo Hội khuyến học huyện xây dựng quỹ khuyến học để động viên, khuyến khích GV, HS có thành tích trong hoạt động bồi dưỡng HSG cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Đối với cấp xã, bản, dòng họ cũng cần có quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên, khích lệ những HS có thành tích xuất sắc trong học tập.
- Cần tuyên truyền đến lãnh đạo các xã, phụ huynh HS, HS về ý nghĩa của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, giúp cán bộ xã, phụ huynh HS quan tâm nhiều hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục của địa phương, nhất là hoạt động bồi dưỡng HSG, HS tài năng.
- Huyện cần sắp xếp công việc cho những sinh viên của huyện Tốt nghiệp ra trường có cơng việc phù hợp với trình độ đào tạo, đặc biệt cần động viên, thu hút những sinh viên xuất sắc là người địa phương về công tác tại huyện.
2.3. Phòng giáo dục huyện Mƣờng Nhé
Chỉ đạo các trường THCS thơng tin kịp thời, chính xác đến HS về việc tuyển sinh vào trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé hàng năm. Động viên, khích lệ HS sau khi tốt nghiệp lớp 9 THCS tiếp tục học lên cấp THPT, đặc biệt là việc thi tuyển vào lớp 10 trường PTDTNT THPT huyện.
2.4. Trƣờng PTDTNT THPT huyện Mƣờng Nhé
Hiệu trưởng trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé cần thực hiện tốt nhiệm vụ sau:
- Giúp GV, HSG có nhận thức đúng về hoạt động bồi dưỡng HSG trong nhà trường. Bồi dưỡng HSG phải mang tính tồn diện, giúp HSG có thể trở thành nhưng người có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Xây dựng kế hoạch phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG phù hợp với điều kiện cụ thể của từng năm học. Đặc biệt cần tổ chức tuyên truyền, vận động để những HS lớp 9 THCS có thành tích trong kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh tham gia dự thi tuyển sinh vào trường.
- Có kế hoạch bồi dưỡng GV để nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ để có thể tham gia bồi dưỡng HSG và góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng động viên về vật chất, tinh thần đối với GV và HS tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG đạt thành tích.
- Phát triển KN tự học cho đội tuyển HSG, đồng thời cần tổ chức quản lý tốt hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của HS.
LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2013), Tập bài giảng Quản lý tài chính trong giáo dục.
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Thu Huyền, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về Quản lý trường phổ thơng dân tộc nội trú. Nxb Văn hóa – Thông tin.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011 ban hành Quy chế thi chọn HSG cấp quốc gia.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/QĐ-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
6. Nguyễn Phúc Châu (2000), Quản lý nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản
lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Chính (2014), Tài liệu mơn học Đánh giá trong giáo dục.
Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
9. Nguyễn Đức Chính (2014), Tài liệu môn học Quản lý chất lượng trong giáo dục. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục.
Nxb Giáo dục Việt Nam.
13. Đặng Xuân Hải (2013), Tập bài giảng Hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý
hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà trường. Trường Đại học Giáo dục,
14. Đặng Xuân Hải (2014), Tập bài giảng Quản lý sự thay đổi trong giáo dục ở
bối cảnh đổi mới. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
15. Nguyễn Trọng Hậu (2013), Tập bài giảng Hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà trường. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
16. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2011), Quản lý giáo dục. Nxb Đại học sư phạm. 17. Lê Ngọc Hùng (2013), Xã hội học giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Tập bài giảng Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
20. Luật Giáo dục (2010). Nxb Lao động Hà Nội
21. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII,
số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996.
22. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI,
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1992), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục.
24. Phạm Văn Thuần (2014), Tập bài giảng Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
trong giáo dục. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
25. Trịnh Đình Tùng, Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử. Nxb
ĐHQGHN
26. Từ điển Giáo dục học (2001). Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. 27. Từ điển tiếng Việt (1997). Nxb Đà Nẵng.
28. Phạm Viết Vƣợng (2012), Giáo dục học. Nxb Đại học sư phạm.
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2010), Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
(Dành cho học sinh)
Câu 1. Theo em mục đích chính khi đến học tập tại trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là gì?
A. Để hưởng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước (được chăm sóc,
ăn, ở, sinh hoạt tại trường; ưu tiên xét tuyển vào chuyên nghiệp…).
B. Để HS được học với các thầy (cô) giáo dạy giỏi