Thi đua là phương pháp tạo ra sự “cạnh tranh lành mạnh” trong tập thể, nhằm khích lệ sự cố gắng của tất cả các thành viên để giành lấy “thắng lợi” cho đơn vị mình.
Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự hài lòng của các nhà giáo dục, các cấp quản lý về những thành tích mà các cá nhân hay tập thể đã đạt được, tạo nên trạng thái tâm lí phấn khởi, tự hào của người được khen thưởng, từ đó mà phấn đấu tốt hơn, để giành lấy những thành tích cao hơn.
Cơng tác thi đua, khen thưởng không những phát huy được sức mạnh to lớn của tình đồn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong công việc giữa cán bộ với GV, nhân viên; giữa đội ngũ giáo viên với HS mà còn tạo sự đồng bộ nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển đi lên mọi mặt trong nhà trường.
Trong công tác bồi dưỡng HSG, nếu nhà trường có các biện pháp động viên đối với những cá nhân đạt thành tích tốt trong hoạt động bồi dưỡng HSG thì chắc chắn GV và HS sẽ nỗ lực, cố gắng vươn lên. Sự đồng viên ấy cần cả vật chất và tinh thần. Về tinh thần có thể là lời chúc mừng, sự tuyên dương trước tập thể GV, HS nhà trường, thừa nhận nỗ lực của họ trước tập thể. Về vật chất, nhà trường cần quy định về định mức khen thưởng đối với GV, HS có thành tích trong cơng tác bồi dưỡng HSG.
Để cho công tác thi đua, khen thưởng đạt hiệu quả cần chú ý:
- Thi đua là một biện pháp kích thích tính tích cực hoạt động tập thể, do vậy thi đua không phải là phong trào mang tính hình thức, “chiếu lệ”, “đánh
trống bỏ dùi” có phát động nhưng khơng theo dõi tổng kết.
- Khen thưởng phải thật sự khách quan, công bằng, đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. Người được khen thưởng phải cảm thấy tự hào, phấn khởi, từ đó khích lệ họ phấn đấu nhiều hơn nữa.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã đề cập tới các vấn đề về bồi dưỡng HSG ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả cũng đã trình bày để làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản như: Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm trường THPT, trường PTDTNT. Ở chương này, khái niệm HSG, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đã được đề cập đến một cách khá sâu sắc. Đồng thời, tác giả cũng đã cố gắng phân tích các vấn đề cốt lõi có tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường PTDTN THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề này sẽ được chúng tơi tiếp tục trình bày ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ THPT HUYỆN
MƢỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Khát quát về huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên khi chƣa thành lập huyện Nậm Pồ
Mường Nhé là huyện vùng cao biên giới, nơi được mệnh danh “một con
gà gáy cả ba nước đều nghe”. Mường Nhé cách trung tâm thành phố Điện Biên
Phủ khoảng 200km, phía Tây Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáo Lào, phía Nam giáp huyện Nậm Pồ và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè (Lai Châu).
Huyện Mường Nhé được thành lập theo Nghị định số 08/2002/NĐ/CP ngày 14 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ. Có diện tích 15737,94 ha, dân số 35840 người với 11 xã và 10 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mơng chiếm số lượng đông nhất (64,12%) (số liệu năm 2014).
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến nay tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, do đặc thù là huyện vùng cao biên giới, tình hình di dịch cư tự do cịn phức tạp, trình độ dân trí thấp, việc canh tác của người dân vẫn theo những tập quán lạc hậu chưa biết áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, tỉ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn cao (chiếm 50,42%), hiện nay là huyện nghèo nhất của Điện Biên và là một trong những huyện nghèo của cả nước.
Công tác GD&ĐT của huyện cũng có những chuyển biến nhất định, từ chỗ chỉ có 11 trường, đến nay tồn huyện có 35 trường với 2 trường THPT (Trường PTDTNT và THPT), 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 12 trường Mầm non, 13 trường Tiểu học, 7 trường THCS. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đặc biệt là chế độ HS bán trú chất lượng dạy và học được nâng lên, HS bỏ học ở các cấp học đã giảm. Trên tồn huyện hiện có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 1 trường PTDTNT THPT, 1 trường Tiểu học và 1 trường Mầm non.
Tóm lại, với tình hình kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp của huyện Mường Nhé, phần nào tác động đến quá trình giáo dục của nhà trường. Đối với phụ huynh, phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của giáo dục, chưa quan
tâm và đầu tư nhiều đến hoạt động học tập của con em mình. Đối với HS, do kinh tế khó khăn, các em trở thành lao động chính trong gia đình, nhiều em khơng có điều kiện để học THPT. Đồng thời một số em tiếng phổ thơng chưa thạo, gặp nhiều khó khăn trong cách diễn đạt, trong tư duy và khơng có động cơ học tập tốt. Điều đó, ảnh hưởng đến cơng tác tuyển sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào đối với nhà trường.
2.2. Khái quát về trƣờng PTDT Nội Trú THPT huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé tiền thân là trường PTDTNT huyện Mường Nhé (trường THCS cấp huyện). Trường được thành lập theo quyết định số 241/2003/QĐ-UB ngày 10 tháng 6 năm 2003 của UBND huyện Mường Nhé, sau đổi tên thành trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé theo quyết định số 879/QĐ- UBND ngày 3 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Điện Biên. Khi mới thành lập trường được đặt tại xã Chà Cang huyện Mường Nhé (nay là xã Chà Cang huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên) với nhiệm vụ đào tạo cấp THCS cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài trên địa bàn huyện.
Giai đoạn 2003 - 2008 trường gặp phải vơ vàn khó khăn. Cơ sở vật chất sơ khai hình thành với những dãy nhà bằng tranh, tre, nứa, lá, con người thiếu thốn cả về lượng và chất. Thời gian này, quy mơ nhà trường cịn nhỏ hẹp, năm đầu tiên nhà trường chỉ có 21 GV và 150 HS, nhờ sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường trong công tác tuyên truyền vận động HS tới trường mà quy mô trường lớp được mở rộng hơn trên 200 HS mỗi năm. Tháng 8 năm 2008 trường chính thức chuyển đến trung tâm huyện Mường Nhé với một ngôi trường mới vừa được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 khang trang bao gồm 1 dãy nhà học đường 2
tầng với 10 phòng, khu nhà ký túc xá 2 tầng với 28 phòng, 1 nhà ăn và 1 nhà công vụ giáo viên vơi 6 phòng.
Giai đoạn từ 2009 đến nay, tháng 6 năm 2009 trường đổi tên và chuyển giao quyền quản lý về Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên. Với nhiệm vụ đào tạo cấp THCS và cấp THPT cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài trên địa bàn huyện. Sau khi nâng cấp lên cấp THPT số lượng HS đã tăng lên (năm học 2009 – 2010 với 250 HS, năm học 2011 – 2012 với 300 HS) đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Nhé.
Hiện nay, nhà trường được đầu tư giai đoạn 2 với nhà làm việc của BGH, nhà phòng học chức năng, thư viện, nhà ký túc xá, nhà ăn, nhà đa năng, nhà công vụ giáo viên và hệ thống sân chơi, bãi tập. Hệ thống CSVC giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy – học, sinh hoạt, vui chơi của các em HS. Toàn trường hiện có 48 cán bộ, GV, nhân viên với 10 lớp và khoảng 300 HS. HS chủ yếu là con em các dân tộc trong toàn huyện như H’Mơng, Thái, Hà Nhì, Dao, Sán Chỉ, Kháng, Kinh, Xạ Phang, Cống, Si la. Với thành phần trên tạo cho trường một sự đa dạng các thành phần dân tộc.
Chính nhờ có CSVC, trang thiết bị, sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và sự quan tâm của tỉnh, huyện, sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé trong những năm qua đã đạt được kết quả nhất định. Cụ thể, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá và tốt đạt 93,8%, tỷ lệ HS khá giỏi đạt 50,6%, tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 94%, HS đi học CĐ – ĐH đạt 60%. Với những kết quả đó nhiều năm liền, nhà trường đã được Sở GD&ĐT công nhận tập thể nhà trường lao động tiên tiến, được UBND huyện tặng Giấy khen, UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đặc biệt năm học 2014 – 2015, trường được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.
2.2.2. Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
2.2.2.1. Cán bộ quản lý, giáo viên
- Tổng số: nhà trường có 48 cán bộ, GV, nhân viên. Trong đó, BGH 3, GV 24, nhân viên 21. Cán bộ, GV, nhân viên được chia thành 5 tổ: Tổ Tốn – Hóa – Tin, tổ Văn – Sử - Địa – Tiếng Anh, tổ Lý – Sinh – Thể dục, tổ Hành chính văn phịng và tổ Phục vụ.
- Trình độ đào tạo: Đối với BGH có 1 thạc sĩ, 2 ĐH; GV có 24 ĐH; Nhân viên có 5 ĐH , 4 Trung cấp và 12 chưa qua đào tạo.
- Trình độ chun mơn GV: GV giỏi cấp tỉnh: 0, GV giỏi cấp trường: 9/24 chiếm 37,5%, GV xếp loại khá: 14/24 chiếm 58,3%, GV xếp loại trung bình: 1/24 chiếm 4,2%, GV xếp loại yếu: 0.
- Năm cơng tác của GV: số GV có năm cơng tác từ 3 – 5 năm: 14/24 GV chiếm 58,3%; 6 – 9 năm: 10/24 GV chiếm 41,7%, trên 10 năm 0 GV chiếm 0%.
- Kết quả GV tham gia kiểm tra kiến thức đầu năm do Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tổ chức:
Bảng 2.1. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức GV đầu năm
Năm Tổng
số GV
Điểm
Dưới 5 điểm Từ 5 – dưới 6,5 Từ 6,5 trở lên
SL % SL % SL %
2012 14 1 7,1 9 64,3 4 28,6
2013 17 0 0 9 52,9 8 47,1
2014 16 2 12,5 7 43,8 7 43,7
2015 19 0 0 8 42,1 11 57,9
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên năm từ năm 2012 đến năm 2015)
Qua số liệu về trình độ đào tạo, trình độ chun mơn nghiệp vụ ở trên cho chúng ta thấy, CBQL đạt chuẩn về trình độ đào tạo, hàng năm được cấp trên xếp loại khá về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng. GV đạt chuẩn về trình độ
đào tạo, là những GV trẻ nên nhiệt tình trong cơng tác, có thể áp dụng được cơng nghệ thơng tin trong q trình giảng dạy.
Tuy nhiên, một số CBQL là các tổ trưởng chun mơn cịn hạn chế về năng lực quản lý như chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, có xây dựng nhưng kế hoạch hoạt động cịn mang tính hình thức, cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của GV trong tổ chưa thường xuyên, kết quả chưa đáng tin cậy... Đối với GV, số GV giỏi tỉnh chưa có, GV có tuổi nghề từ 3 – 5 năm cịn cao chiến 60,9% nên kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nói chung, bồi dưỡng HSG cịn hạn chế, GV tham gia kiểm tra kiến thức đầu năm do Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tổ chức có kết quả dưới trung bình và trung bình cịn cao. Đặc biệt vẫn cịn số ít GV chưa có nghiệp vụ sư phạm tốt, chưa biết khích lệ, tạo niềm đam mê mơn học, nghiên cứu khoa học cho HS. Không những vậy, một bộ phận GV chưa chuyên tâm, chưa coi trọng việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.2.2. Học sinh, đặc điểm của học sinh trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
a) Học sinh
- Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé có 10 lớp với khoảng 300 HS. HS của trường đến từ 11 xã của huyện Mường Nhé và một số xã của huyện Nậm Pồ. Các em HS thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau như: Mông, Thái, Hà Nhì, Kháng, Dao, Cống, Sila… HS của trường được tuyển sinh thơng qua hình thức thi tuyển, riêng HS Cống và Si la được tuyển thẳng khi HS có nguyện vọng.
- HS tham gia đội tuyển bồi dưỡng HSG gồm khối 9, 10, 11, 12. Bao gồm các bộ mơn như Tốn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Giáo dục cơng dân. Chủ yếu tập trung ở các đội tuyển HSG môn khoa học xã hội.
Như vậy, trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé là trường THPT duy nhất trên địa bàn huyện tổ chức thi tuyển, đây là nguồn HS có chất lượng tốt ở các xã trên địa bàn huyện và một số xã của huyện Nậm Pồ. Quy mô lớp, HS của trường từ năm 2012 – 2013 đến nay luôn giữ ổn định với 10 lớp và khoảng 300 HS. Tuy nhiên, số HS có học lực và hạnh kiểm tốt nhất nhà trường vẫn chưa tuyển được. Do một số lý do sau: HS thi tuyển ở trường nhưng có nguyện vọng 1 ở trường Nội trú tỉnh (điểm cao thường trúng tuyển trường Nội trú tỉnh), HS ở khu vực trung tâm huyện và xã Mường Nhé thuộc khu vục II là HS có chất lượng tốt nhưng không thuộc đối tượng tuyển sinh. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tuyển sinh được phân bổ về các xã (không phải tuyển sinh từ điểm cao xuống điểm thấp chung trong toàn huyện).
b) Đặc điểm học sinh
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Xuất thân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biến giới. Nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, giáo dục chậm phát triển, ảnh hưởng đến phát triển về thể chất, tinh thần. Trình độ học vấn thấp, tiếng phổ thơng hạn chế, ảnh hưởng đến học tập, giao lưu và tiếp thu khoa học.
- Đặc điểm tâm lí: Chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, lối sống cộng đồng. Các nét tâm lí như ý chí rèn luyện, tính kiên trì, tính kỷ luật không cao, động cơ học tập chưa được xác định.
- Đặc điểm tư duy: Đặc điểm nổi bật là thói quen lao động trí óc khơng bền, ngại suy nghĩ, ngại động não. Trong học tập nhiều HS không biết lật đi lật lại vấn đề. Do sống ở khu vực miền núi vùng dân tộc, ít va chạm, ngại giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, tư duy sáng tạo của HS còn hạn chế.
Ngồi những đặc điểm trên, một số HS thường có tính ỷ lại, khơng chịu cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện, thường trông chờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Với những đặc điểm về tâm lí, tư duy trên sẽ ảnh hưởng đến q trình giáo dục của nhà trường nói chung và hoạt động bồi dưỡng HSG nói riêng. Bởi để tham gia bồi dưỡng HSG phải cần những HS có khả năng sáng tạo, tư duy logic và có một động cơ học tập mãnh liệt, biết vượt lên mọi khó khăn để chiểm lĩnh đỉnh cao tri thức.
2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Về CSVC
Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé là loại trường chuyên biệt được Nhà nước ưu tiên đầu tư CSVC và ngân sách. Trường có tổng diện tích là 27250m2 được chia làm 3 khu gồm khu học đường, khu ký túc xá và khu nhà ở