Cải tiến chế độ thi đua khen thưởng và tích cực hộ trợ tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 105 - 108)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường

3.3.6. Cải tiến chế độ thi đua khen thưởng và tích cực hộ trợ tinh thần

để giáo viên và học sinh hoàn thành nhiệm vụ

3.3.6.1. Mục đích

Cơng tác thi đua, khen thưởng có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như chun mơn. Sinh thời Bác Hồ đã dạy:

"Dù khó khăn đến mấy cũng phải ra sức thi đua", điều đó cho thấy trong bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào thì cơng tác thi đua khen thưởng có vai trị thúc đẩy mọi người phấn đấu hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động bồi dưỡng HSG, thi đua khen thưởng là động lực để thúc đẩy GV và HS nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả cao.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

- Đưa kết quả hoạt động bồi dưỡng HSG là tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng cá nhân, tổ chuyên môn hàng năm, là căn cứ để xét nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, GV.

- Động viên, khích lệ GV có thành tích trong hoạt động bồi dưỡng HSG về vật chất và tinh thần. Về tinh thần có thể là lời chúc mừng, sự tuyên dương trước tập thể GV, HS nhà trường, thừa nhận họ trước tập thể. Về vật chất, nhà trường cần quy định cụ thể mức khen thưởng đối với GV, HS có thành tích trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

- Huy động được sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, Hội cha mẹ HS về vật chất để phục vụ cho công tác khen thưởng trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Thi đua, khen thưởng trong hoạt động bồi dưỡng HSG phải gắn với mục tiêu rõ ràng, các mục tiêu này cần cụ thể, không xa rời với thực tế và được xây dựng trong kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường. Mục tiêu được đưa ra từ đầu năm và có thể tiến hành giao chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn, GV từng bộ mơn. Qua đó, làm căn cứ để xét thi đua khen thưởng cho cá nhân GV và tổ chuyên môn.

- Để công tác thi đua, khen thưởng có hiệu quả, thúc đẩy được sự nỗ lực của GV và HS, nhà quản lý cần căn cứ vào nhu cầu của các cá nhân để xây dựng quy chế thi đua và có những hình thức khen thưởng phù hợp. Vì thực chất khen

thưởng là tạo ra động lực cho GV và HS, mà động lực được tạo ra từ nhu cầu của cá nhân. Do đó, là người lãnh đạo , quản lý của một nhà trường cần phải nắm được nhu cầu của từn g GV. Khi đã nắm được nhu cầu của GV , người lãnh đa ̣o nhà trường cần hiện thực hóa động cơ chính đáng của họ thơng qua việc xây dựng quy chế thi đua. Ngoài những quy định trong quy chế thi đua, người lãnh đạo nhà trường cũng cần có những hình thức khen thưởng khác như đới với GV cớ gắng để được thừa nhâ ̣n , vinh danh thì khi có thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG nhà trường cũng cần phải khen thưởng , vinh danh ho ̣. Có trường hợp GV chỉ ḿn có môi trường làm viê ̣ c an toàn , thân thiê ̣n, người đứng đầu nhà trường cũng cần tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để GV có thể thõa mãn nhu cầu, có GV say mê nghiên cứu khoa học thì hãy tạo điều kiện tốt nhất cho học nghiên cứu.

- Ban hành quy định về mức thưởng cho tập thể, cá nhân. Ngoài mức thưởng theo quyết định của UBND tỉnh Điện Biên cho GV và HS đạt thành tích, nhà trường cần quy định mức thưởng riêng thơng qua Hội khuyến học, Hội cha mẹ HS. Trong đó, cần quy định rõ mức thưởng cho GV, HS đối với từng loại giải mà HS đạt được trong các kỳ thi chọn HSG. Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra mức thưởng phù hợp sao cho không vượt quá khả năng chi trả của các nguồn quỹ nhưng cũng đồng thời đáp ứng được một phần nhu cầu của GV, HS.

- Cho GV thấy được việc bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao sẽ được lãnh đạo ghi nhận bằng việc nâng lương trước thời hạn, xếp lớp dạy (lớp chọn), bố trí làm lãnh đạo tổ chuyên môn, quy hoạch các chức danh lãnh đạo nhà trường.

- Việc tổ chức khen thưởng cho GV và HS cần phải được tiến hành kịp thời, có thể trao thưởng vào lễ sơ kết học kỳ hay tổng kết năm học nhưng việc tuyên dương trước tập thể cần được tiến hành trong tiết chào cờ, họp cơ quan ngay sau khi có kết quả thi HSG. Dù là khen thưởng vào thời điểm nào, song

việc khen thưởng phải được tổ chức trang trọng. Trong buổi lễ trao thưởng, cần có báo cáo cụ thể, chi tiết về hoạt động bồi dưỡng HSG. Trong đó, cần nêu cụ thể tên và thành tích của các cá nhân, tập thể, đưa ra nhận định, đánh giá chính xác, so sánh với các đơn vị khác, so sánh với các năm học trước đó. Sau đó, cần đưa thơng tin và hình ảnh về GV, HS có thành tích lên Website của trường và công bố rộng rãi đến CBQL, GV, HS và CMHS, các cấp lãnh đạo, các tổ chức chính trị, xã hội ngồi nhà trường.

- Khen thưởng phải công bằng, đúng người, đúng việc, việc khen thưởng không công bằng sẽ khơng thúc đẩy được những người có thành tích tiếp tục nỗ lực phấn đấu, khơng khuyến khích được sự cố gắng của những GV đang có ý định tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng HSG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 105 - 108)