Thực trạng về phương pháp quản lý rèn luyệnkỷ luật của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 60 - 63)

2.4. Thực trạng quản lý rèn luyệnkỷ luật của sinhviên tại trung tâm

2.4.3. Thực trạng về phương pháp quản lý rèn luyệnkỷ luật của sinh

trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I

Thực tiễn những năm qua, Trung tâm GDQP Hà Nội I đã chủ động, tích cực sử dụng nhiều biện pháp rèn luyện kỷ luật của sinh viên. Ngay từ đầu khóa học, sinh viên đã được học một số vấn đề cơ bản về kỷ luật quân đội và các quy định của trung tâm. Trong khóa học, trung tâm triển khai đồng bộ các hình thức, phương pháp rèn luyện kỷ luật của sinh viên: thông qua hệ thống cán bộ các cấp (từ đội sĩ quan cán bộ, giảng viên đến đội ngũ sinh viên kiêm chức cán bộ đại đội trưởng, trung đội trưởng và tiểu đội trưởng); thông qua sinh hoạt để rèn luyện sinh viên; thông qua quan sát, theo dõi để kịp thời uốn ắn, nhắc nhở sinh viên; thông qua việc biểu dương, khen thưởng, động viên và xử phạt các hình thức kỷ luật sinh viên. Cơng tác quản lý q trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên được nắm bắt thơng tin qua từng ngày, từng tuần, theo quy trình chặt chẽ, có hiệu quả tốt. Đồng thời, để khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ khung quản lý bằng cách bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đại đội, cán bộ trung đội, tiểu đội. Để quản lý phương pháp và quá trình rèn luyện kỷ luật sinh viên, trung tâm tiến hành nhiều biện pháp, trong đó tập trung:

- Phối hợp chặt chẽ với các trường liên kết đào tạo để cùng quản lý, nắm bắt tình hình sinh viên ngay từ đầu, để có kế hoạch sử dụng phù hợp, trong đó lấy những sinh viên tích cực làm nịng cốt, những sinh viên “có vấn đề” để theo dõi uốn nắn. Khi sinh viên mới về, trung tâm tổ chức sinh viên học tập, quán triệt nội quy, quy định của Trung tâm, bồi dưỡng chức trách cho cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội. Trên cơ sở nắm vững, hiểu rõ nội dung các chế độ quy định, từng cá nhân viết cam kết thực hiện.

- Duy trì chế độ trực chỉ huy, trực ban nội vụ để quản lý đơn vị. Trực chỉ huy do sỹ quan trung tâm đảm nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động học tập, sinh hoạt trong ngày của đơn vị, nắm chắc tình hình qn số, vũ khí trang bị, duy trì kỷ luật trật tự, lễ tiết tác phong của đơn vị.

- Duy trì nghiêm các chế độ quy định học tập, rèn luyện, điểm danh, canh gác, ngủ nghỉ, bảo đảm an toàn tuyệt đội cho đơn vị. các cuộc họp giao ban hàng ngày cả cán bộ trung dội, tổng hợp tình hình đơn vị báo cáo Ban Giám đốc và bàn giao cho ca trực sau. Trực ban nội vụ do cán bộ trung đội đảm nhiệm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của trực chỉ huy trung tâm, giúp chỉ huy nắm bắt tình hình và đơn đốc đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Lấy ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội từ trong cán bộ lớp, cán bộ đoàn (những cán bộ tiêu biểu nhất). Cùng giải quyết những vấn đề xảy ra trong khố học.

- Thơng qua giờ dạy của giảng viên để quản lý sinh viên. Ngồi việc truyền thụ kiến thức, giảng viên cịn phải quản lý lớp theo theo những nội dung như: Nắm quân số tham gia học tập, số vào muộn, bỏ tiết học, tinh thần học tập. Những thông tin này được ghi vào “ Sổ theo dõi”, hết giờ nộp lại cho trung tâm để tổng hợp hàng ngày.

- Thông qua họp giao ban và điểm danh hàng ngày để quản lý. Thành phần họp giao ban gồm: Trưc chỉ huy trung tâm, trực ban nội vụ, cán bộ đại đội, trung đội được tiến hành vào tiết học cuối cùng trong ngày. Mục đích cuộc họp giao ban là để trực chỉ huy nắm bắt tình hình mọi mặt của đơn vị. Trong cuộc họp các thông tin được phản ánh, so sách, đối chiếu và kết luận. Trên cơ sở đó trực chỉ huy rút ra nhận định, đánh giá để báo cáo Ban Giám đốc. Điểm danh là khâu cuối cùng trong ngày theo một chu trình quản lý nhằm phản hồi những thông tin đến người thực hiện (sinh viên). Ở khâu này cũng xử lý kết quả bước

đầu của công tác quản lý trong một ngày: biểu dương, khen ngợi thành tích, phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm, đồng thời phổ biến nhiệm vụ ngày hôm sau.

Qua xử lý số liệu khảo sát cho thấy có tới 80% cán bộ, giảng viên và 64.67% sinh viên được hỏi cho rằng biện pháp quản lý rèn luyện kỷ luật sinh viên là phù hợp; 12% cán bộ giảng viên, 11% học viên cho là rất phù hợp [phụ lục 3].

Tuy nhiên, một số chủ thể quản lý, nhất là cán bộ trực tiếp quản lý sinh viên chưa sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo trong quản lý phương pháp rèn luyện kỷ luật của sinh viên, chưa phát huy tối đa vai trò của các lực lượng, các tổ chức tham gia vào quá trình quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên; việc khen thưởng, xử phạt có lúc chưa chú trọng nêu gương người tốt. Có cán bộ quản lý cịn đơn giản trong sử dụng các biện pháp quản lý, chưa chú ý đến đặc điểm đối tượng: sinh viên các ngành nghề, trường dân lập và công lập, con em người dân tộc thiểu số . Do đó, khi ra các quyết định quản lý có lúc chưa phù hợp. Có cán bộ chưa có lúc chưa thực sự gương mẫu trong lời nói và hành động, chưa đúng tầm là “người Thầy thứ hai” của sinh viên... Vì vậy, hiệu quả quản lý có mặt chưa cao. Trả lời câu hỏi về mức độ phù hợp của các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên, có 8% cán bộ, giảng viên và 24.33% sinh viên cho là chưa phù hợp [phụ lục 3].

Biểu đồ 2.5: Tính phù hợp của phương pháp quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên

2.4.4. Thực trạng đánh giá về mức độ chuyển biến kết quả quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)