Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc quản lý quá trình rèn luyệnkỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 93 - 96)

3.2. Biện pháp quản lý quá trình rèn luyệnkỷ luật của sinhviên tạ

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc quản lý quá trình rèn luyệnkỷ

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá là một chức năng rất quan trọng của quản lý, thơng qua đó có thể đánh giá được sự hợp lý, kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại của việc tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, trong quá trình thực hiện quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên, cần phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, bảo đảm cho quá trình này vận hành đúng mục đích đề ra, đánh giá được trạng chấp hành và việc hình thành thói quen chấp hành hành vi kỷ luật của sinh viên.

- Qua kiểm tra giúp cho lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong trung tâm đánh giá và đưa ra các quyết định quản lý chính xác, như: bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức quản lý rèn luyện sao cho phù hợp với thực tiễn và đối tượng quản lý; chỉ rõ những mặt đạt được, những điểm còn hạn chế trong rèn luyện và quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên; đồng thời tìm chọn ra được những gương sinh viên tốt, tiêu biểu về rèn luyện kỷ luật để cổ vũ, động viên sinh viên khác noi theo; kịp thời phát hiện, uốn

nắn những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm kỷ luật, bảo đảm cho hoạt động quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên đạt được mục tiêu đã xác định.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nội dung kiểm tra, đánh giá, cần tập trung vào:

+ Việc xây dựng kế hoạch quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên về tính khoa học, tính hợp lý và tính khả thi;

+ Việc xây dựng cấu trúc tổ chức của các chủ thể quản lý, như phòng chức năng, khoa giáo viên, Khung quản lý quản lý sinh viên, đại đội, trung đội ; chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các thành viên trong tổ chức; cơ chế vận hành của cả bộ máy trong tổ chức, bảo đảm đạt được mục tiêu rèn luyện kỷ luật của sinh viên.

+ Kiểm tra, đánh giá việc ra các quyết định quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên của các chủ thể quản lý, nhất là tính hợp pháp; tính phù hợp; đúng trình tự, thủ tục. Kiểm tra, đánh giá về nội dung, biện pháp quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên, bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Kiểm tra, đánh giá đúng qua đó xem xét chất lượng, tính hiệu quả của việc quản lý, những vấn đề đặt ra cần phải điều chỉnh, bổ sung, khắc phục, làm cho quá trình quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên ngày một tốt hơn.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải theo đúng quy trình,phải xây dựng tiêu chí

để kiểm tra, đánh giá;xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá;tiến hành kiểm tra, đánh giá và phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá, nhận xét và kết luận.

- Kiểm tra, đánh giáquản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên phải căn cứ vào tiến trình thời gian đào tạo để tiến hành cho phù hợp. Do đó, phương pháp phải rất linh hoạt, có thể kiểm tra thường xuyên; kiểm tra định kỳ; kiểm tra

đột xuất; kiểm tra theo từng giai đoạn; kiểm tra, đánh giá, thông qua kết quả học tập, kết quả rèn luyện hàng ngày và kết quả tham gia các hoạt động thực tiễn tại đơn vị của sinh viên.

- Phải duy trì nghiêm nền nếp chế độ quy định về xây dựng đơn vị chính quy; thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về kiểm tra, đánh giá hoạt động đắn quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo phân cấp. Kiên quyết chống bệnh thành tích trong q trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên.

- Khi tổng kết quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên, cần tập trung làm rõ những việc đã thực hiện được, những việc chưa được; phát hiện ra những tổ chức, cá nhân tiên tiến để xây dựng điển hình; nguyên nhân và những kinh nghiệm; chỉ ra được những nội dung, biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên thời gian tới sao cho hiệu quả. Thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý tới chủ thể quản lý và ngược lại phải tiến hành thường xuyên, chính xác giúp cho cả hai phía tiếp nhận được thơng tin của nhau, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Phải nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu nội dung và quy trình của kiểm tra, đánh giá quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên.

- Kiểm tra, đánh giá phải chuẩn bị kế hoạch, chương trình, nội dung cụ thể, chi tiết. Sau kiểm tra phải có kết luận và có biện pháp giải quyết đúng đắn, hướng mọi học viên tiếp tục phấn đấu tiến bộ.

- Lực lượng kiểm tra phải do những cán bộ có trình độ, phẩm chất năng lực tiến hành. Kiểm tra, đánh giá phải theo chuẩn, tránh tình trạng đánh giá chủ

quan, đó là phải bám vào những tiêu chí đã được xây dựng và phải gắn với mục tiêu, yêu cầu GDQP cho sinh viên.

- Phải có phương pháp tác phong làm việc kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học; có tinh thần trách nhiệm cao và có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đảm bảo đánh giá đúng đắn quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên.

- Thường xuyên quán triệt, nắm vững các văn bản, hướng dẫn của trên về quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên, đồng thời phổ biến đầy đủ, kịp thời đến đối tượng quản lý.

- Sinh viên phải tích cực tham gia các hoạt động kiểm tra, đánh giá, đảm

bảo đạt được kết quả cao nhất trong các đợt kiểm tra nhận thức cũng như đánh giá việc chấp hành kỷ luật, tu dưỡng rèn luyện tính kỷ luật của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)