Thực trạng đánh giá về mức độ chuyển biến kết quả quản lý rèn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 63 - 69)

2.4. Thực trạng quản lý rèn luyệnkỷ luật của sinhviên tại trung tâm

2.4.4. Thực trạng đánh giá về mức độ chuyển biến kết quả quản lý rèn

Trong những năm qua, trung tâm GDQP Hà Nội I đã rất chú trọng đến việc đánh giá kết quả quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên, qua đó đánh giá được sự phát triển tồn diện của đối tượng được rèn luyện. Việc đánh giá được tiến hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình, đảm bảo khách quan. Kết quả đánh giá được đối chiếu với mục tiêu, với tiêu chí, qua đó tiếp tục có sự điều chỉnh, bổ sung làm cho quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên đạt kết quả cao hơn. Cách thức mà trung tâm thường sử dụng để đánh giá mức độ chuyển biến về kết quả quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tiến hành so sánh việc rèn luyện kỷ luật của sinh viên thời gian đầu khóa (tuần đầu) và cuối khóa học (tuần thứ 4), thông qua các biện pháp như:

- Qua báo cáo, tổng kết (tổng số lỗi vi phạm của sinh viên). Đây là phương

pháp đánh giá cụ thể, thuyết phục nhất. Thực tiễn gần 20 năm tiến hành GDQP cho sinh viên thì hầu hết sinh viên khi đến cuối khóa học thường là mắc ít lỗi vi phạm hơn.

Bởi quá trình thực hiện các nội dung kỷ luật quân sự, quy định của trung tâm là một chu trình khép kín. Khi càng có thời gian thực hiện sinh viên sẽ ngày càng quen và mắc ít lỗi vi phạm hơn. Đó cũng là quy luật của quá trình rèn luyện kỷ luật từ hình thành đến khi trở thành kỹ năng rèn luyện kỷ luật. Theo tổng kết, “trong ba năm học (2009-2010, 2010-2011, 2011-2012), trung bình số lỗi vi phạm của sinh viên đầu khóa so với cuối khóa giảm 42%” [41, tr.5].

- Qua quan sát, theo dõi. Đánh giá mức độ chuyển biến kỷ luật của sinh

viên là công việc phức tạp, không chỉ đơn thuần dựa trên các số lỗi vi phạm, mà phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó, quan sát, theo dõi việc rèn luyện kỷ luật là biện pháp rất cần thiết. Ví dụ, qua quan sát ý thức chấp hành rèn luyện kỷ luật, cùng là thực hiện chế độ trong ngày (báo thức, học tập...), có sinh viên thì chủ động, tự giác với thái độ hưng phấn nhưng có sinh viên phải để nhắc nhở, hoặc với thái độ miễn cưỡng, bó buộc. Trên thực tế, đại đa số sinh viên cuối khóa có ý thức tự giác cao hơn bởi sinh viên khơng chỉ nhận thức được đó là nhiệm vụ, là đặc thù kỷ luật quân sự “tự giác và nghiêm minh”, mà cịn thấy được tác dụng, ý nghĩa tích cực trong rèn luyện kỷ luật (tính ngăn nắp, tính tổ chức, tính kỷ luật...) trong cuộc sống cũng như trong học tập, công tác sau này.

Hoặc qua quan sát cường độ làm việc của chủ thể quản lý rèn luyện kỷ luật. Thực tế GDQP tại trung tâm cho thấy, thường đầu khóa, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp phải thường xun, đơn đốc nhắc nhở nhiều hơn cuối khóa. Đầu khóa, cán bộ quản lý khơng chỉ nhắc nhở các nội dung rèn luyện kỷ luật, mà còn phải hướng dẫn sinh viên thực hiện: Hướng dẫn sinh viên mang mặc đúng lế tiết tác phong; hướng dẫn sinh viên cách sắp đặt nội vụ; hướng dẫn chức trách, nhiệm vụ sinh viên trong gác, trực ban duy trì lên xuống lớp.... Những cơng việc

này cuối khóa, cán bộ quản lý hầu như khơng phải thực hiện mà thay vào đó chỉ là đơn đốc, nhắc nhở thực hiện.

- Qua kiểm tra, đánh giá. Đây là biện pháp quan trọng để đánh giá mức

độ chuyển biến kết quả rèn luyện kỷ luật của sinh viên. Việc kiểm tra được tiến hành toàn diện, trong các hoạt động của sinh viên từ học tập cho đến thực hiện các chế độ trong ngày. Qua kiểm tra để đánh giá số lỗi vi phạm cũng như ý thức chấp hành của sinh viên. Qua đó đối chiếu việc rèn luyện đầu khóa và cuối khóa học. Thực tiễn những năm qua, ngồi kiểm tra việc thực hiện rèn luyện, trung tâm còn tổ chức các tọa đàm nêu các tình huống về kỷ luật quân sự để sinh viên nêu chính kiến của bản thân. Qua đó, đánh giá mức độ nhận thức và ứng xử của sinh viên trước các tình huống kỷ luật. Thực tế cũng cho thấy càng về cuối khóa, sinh viên càng có kỹ năng tốt hơn trong xử lý các tình huống kỷ luật.

- Qua khảo sát, đánh giá việc nhận thức và chấp hành kỷ luật của sinh viên giữa đầu khóa học và cuối khóa học.

Bảng 2.7: Đánh giá mức độ chuyển biến rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

(Dùng cho cán bộ, giảng viên)

TT Nội dung khảo sát Tốt Khá Đầu khóa học (%) Cuối khóa học (%)

TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 1 Nhận thức về vai trò của

rèn luyện kỷ luật của SV 10.30 25.00 34.70 30.00 23.50 47.00 29.00 10.50 2 Nhận thức về vai trò quản lý rèn luyện của SV 9.00 11.2 5 30.0 0 49.7 5 26.0 0 34.6 0 29.4 0 10.0 0 3 Ý thức chấp hành rèn luyện kỷ luật của SV 8.00

22.0 0 39.5 0 30.5 0 28.0 0 32.8 0 25.0 0 14.2 0

4 Mức độ chuyển biến về thói quen chấp hành pháp luật và kỷ luật quân đội của SV

8.00 21.2 5 70.7 5 30.0 0 36.3 3 25.6 7 10.0 0

5 Thói quen giao tiếp, ứng 5.00 14.2 80.7 31.5 29.4 31.0

xử đúng quy định điều lệnh quân đội của SV

Bảng 2.8 : Đánh giá mức độ chuyển biến rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

(Dùng cho sinh viên)

TT Nội dung khảo sát Đầu khóa học Cuối khóa học

Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 1 Nhận thức về vai trò của

rèn luyện kỷ luật của SV

12.7 5 16.25 33.00 38.00 22.50 49.00 18.50 10.00 2 Nhận thức về vai trò quản lý rèn luyện của SV 11.0 0 10.50 39.00 39.50 27.00 33.25 30.00 9.75 3 Ý thức chấp hành rèn

luyện kỷ luật của SV 9.50 20.00 38.00 32.50 29.33 30.67 27.00 13.00 4 Mức độ chuyển biến về thói

quen chấp hành pháp luật và kỷ luật quân đội của SV

7.45 20.55 72.00 29.00 31.45 24.55 15.00

5 Thói quen giao tiếp, ứng xử đúng quy định điều lệnh quân đội của SV

6.00 17.70 76.30 31.00 29.00 27.25 12.75

Kết quả khảo sát cho thấy:

Về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của rèn luyện kỷ luật, đầu khóa học

có chỉ có 35.3% cán bộ, giảng viên và 29% sinh viên cho rằng sinh viên có nhận thức khá, tốt, cịn lại là nhận thức trung bình và yếu, trong đó có 30 % cán bộ, giảng viên và 38% sinh viên cho rằng sinh viên còn nhận thức yếu về vấn đề này. Cùng nội dung này, ở cuối khóa học, có 70.5% cán bộ, giảng viên và có

71.5% sinh viên cho rằng sinh viên có nhận thức khá, tốt, chỉ còn 10.5% cán bộ, giảng viên và 10% sinh viên cho rằng nhận thức yếu.

Về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của quản lý rèn luyện kỷ luật, đầu

khóa học có chỉ có 20.25% cán bộ, giảng viên và 21.5% sinh viên cho rằng sinh viên có nhận thức khá, tốt, cịn lại là nhận thức trung bình và yếu, trong đó có 49.75% cán bộ, giảng viên và 39.5% sinh viên cho rằng sinh viên còn nhận thức yếu về vấn đề này. Cùng vấn đề này, ở cuối khóa học, có 60.6% cán bộ, giảng viên và có 60.25% sinh viên cho rằng sinh viên có nhận thức khá, tốt, chỉ còn 10% cán bộ, giảng viên và 9.75% sinh viên cho rằng nhận thức yếu.

Về ý thức chấp hành rèn luyện kỷ luật của sinh viên, đầu khóa học có chỉ

có 30% cán bộ, giảng viên và 29.5% sinh viên cho rằng sinh viên có ý thức chấp hành rèn luyện khá, tốt, cịn lại là ý thức trung bình và yếu, trong đó có 30.5% cán bộ, giảng viên và 32.5% sinh viên cho rằng sinh viên cịn có ý thức yếu về vấn đề này. Ở cuối khóa học, có 70.8% cán bộ, giảng viên và có 70.8% sinh viên cho rằng sinh viên có ý thức chấp hành khá, tốt, chỉ còn 14.2% cán bộ, giảng viên và 13% sinh viên cho rằng ý thức yếu.

Mức độ chuyển biến về thói quen chấp hành pháp luật và kỷ luật quân đội của sinh viên. đầu khóa học có chỉ có 29.25% cán bộ, giảng viên và 28% sinh viên cho rằng sinh viên có thói quen chấp hành pháp luật và kỷ luật quân đội mức trung bình trở lên, và có đến 70.75% cán bộ, giảng viên và 72% sinh viên cho rằng sinh viên cịn yếu về vấn đề này. Ở cuối khóa học, có 90% cán bộ, giảng viên và có 85% sinh viên cho rằng sinh viên có chói quen chấp hành kỷ luật từ mức trung bình trở lên, chỉ cịn 10% cán bộ, giảng viên và 15% sinh viên cho rằng còn yếu ở vấn đề này.

Mức độ chuyển biến về thói quen giao tiếp, ứng xử đúng quy định điều lệnh quân đội của sinh viên. Đầu khóa học có chỉ có 19.25% cán bộ, giảng viên

và 23.70% sinh viên cho rằng sinh viên có thói quen giao tiếp, ứng xử đúng quy định điều lệnh qn độimức trung bình trở lên, và có đến 80.75% cán bộ, giảng viên và 76.30% sinh viên cho rằng sinh viên còn yếu về vấn đề này. Ở cuối khóa học, có 92% cán bộ, giảng viên và có 87.25% sinh viên cho rằng sinh viên có chói quen chấp hành kỷ luật từ mức trung bình trở lên, chỉ cịn 8% cán bộ, giảng viên và 12.75% sinh viên cho rằng còn yếu ở nội dung này.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, cơng tác quản lý q trình rèn luyện kỷ luật sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định: về rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng nếp sống chính quy và mức độ hứng thú của sinh viên được nâng lên; đại đa số sinh viên có sự chuyển biến rõ rệt trên một số nội dung của rèn luyện kỷ luật. Tuy nhiên, so với mục tiêu yêu cầu rèn luyện kỷ luật và GDQP cho sinh viên thì mức độ chuyển biến về kết quả quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên đạt được chưa vững chắc. Nhận thức về rèn luyện chấp hành kỷ luật của học viên vẫn cịn có sinh viên chưa đầy đủ, còn giản đơn, dẫn đến chưa trở thành động cơ thôi thúc bên trong để sinh viên phấn đấu rèn luyện hình thành thói quen chấp hành kỷ luật cho bản thân; việc rèn luyện chấp hành kỷ luật vẫn cịn có sinh viên chưa thường xuyên liên tục, chưa trở thành thói quen hành vi, để làm cơ sở cho việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Những vi phạm trên tuy chưa đến mức nghiêm trọng, song đã làm ảnh hưởng đến bầu khơng khí tâm lý lành mạnh trong tập thể sinh viên, đến phẩm chất, đạo đức, lối sống của người sinh viên trong môi trường rèn luyện kỷ luật qn sự. Do đó, cần phải làm tốt hơn cơng tác quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)