Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý quá trình rèn luyệnkỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 73 - 75)

3.1.1. Nguyên tắc phải đảm bảo tính đồng bộ, khoa học

Rèn luyện kỷ luật cho sinh viên là một nhiệm vụ tất yếu và đã được quy định rõ trong Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng. Hằng năm, cùng với thiết kế xây dựng chương trình, nội dung huấn luyện GDQP, Trung tâm GDQP Hà Nội I phải xây dựng chương trình rèn luyện kỷ luật, nhằm đưa hoạt động chấp hành kỷ luật cho sinh viên đi vào nền nếp. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp hình thức giáo dục tính kỷ luật cho học viên phải trên cơ sở thực tiễn đất nước, quân đội và trung tâm và phải đảm bảo tính đồng bộ, khoa học và hợp lý với các kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo tổng thể của trung tâm, làm cho mọi hoạt động giáo dục, đào tạo, rèn luyện kỷ luật của trung tâm vận hành một cách chặt chẽ, đúng kế hoạch, không mâu thuẫn, không chồng chéo, tách rời.

Mọi hoạt động muốn đạt được hiệu quả phải tuân theo quy luật khách quan nhất định. Các biện pháp tác động đến con người càng phải chú ý đến những quy luật ấy. Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên phải được dựa trên các cơ sở khoa học, đó là lý luận về quản lý giáo dục; về kỷ luật quân sự và rèn luyện kỷ luật của quân nhân, tập thể quân sự; về tâm lý giáo dục; về pháp luật, kỷ luật... Yêu cầu này đòi hỏi các

chủ thể quản lý khi đưa ra các biện pháp cần nắm vững các quy luật, phạm trù, các nguyên tắc trong rèn luyện cũng như quản lý rèn luyện, từ đó vận dụng vào từng nội dung quản lý, hoàn cảnh cụ thể của trung tâm để đề xuất các biện pháp. Các văn bản quy định như: Luật Giáo dục; Điều lệ công tác nhà trường quân đội; Điều lệnh quản lý bộ đội; quy chế quản lý sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản chỉ thị khác có liên quan và thực tiễn của trung tâm là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm.

3.1.2. Nguyên tắc phát huy vai trò của các chủ thể

Chủ thể quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I là đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cán bộ cơ quan, cán bộ quản lý trực tiếp sinh viên; giảng viên các khoa giáo viên. Mỗi chủ thể quản lý có vị trí vai trị, chức năng khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo và quản lý rèn luyện kỷ luật để sinh viên phát triển toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, do hoạt động quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên là một hoạt động có tính khép kín, nhiều khâu, nhiều bước và liên quan mật thiết với nhau, do đó hoạt động của các chủ thể cũng phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, nội dung phương pháp, hình thức rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm rất đa dạng phong phú, gắn liền với các hoạt động khác của nhà trường. Do đó, khi xây dựng các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên phải chú ý huy động tối đa và phát huy cao độ vai trò của các chủ thể cùng tham gia vào q trình đó; phải làm tốt cơng tác phân định quyền hạn, trách nhiệm cho từng cấp, từng giảng viên, cán bộ quản lý để tạo sự đồng thuận trong thực hiện mục tiêu quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên. Khắc phục tình trạng có suy

nghĩ cho rằng: việc quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên là công việc của riêng đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp sinh viên.

3.1.3. Nguyên tắc tính khả thi và bám sát thực tiễn

Để các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I có tính khả thi, địi hỏi các chủ thể quản lý, các lực lượng sư phạm trong trung tâm phải nắm chắc hệ thống nguyên tắc quản lý, vận dụng và sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lý, nhằm rèn luyện thói quen hành động theo kỷ luật cho sinh viên. Tính khả thi của các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên được thể hiện ở kết quả đạt được trên thực tế với mức độ cao nhất. Vì vậy, yêu cầu của các biện pháp quản lý đặt ra không được q khó, nhưng cũng khơng quá dễ, dẫn đến tình trạng thực hiện không được hoặc thực hiện quá dễ dàng, dẫn đến không đạt được hiệu quả.

Các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên khi đưa ra phải phù hợp với sự phát triển của khoa học quản lý, với yêu cầu thực tiễn đất nước, thực tiễn quân đội; phải phù hợp với đặc điểm đối tượng sinh viên và mục tiêu yêu cầu giáo dục, đào tạo của trung tâm. Các chủ thể quản lý rèn luyện kỷ luật phải nắm chắc đối tượng cả về số, chất lượng cũng như hoàn cảnh, đặc điểm của sinh viên từng trường, từng thời điểm; kịp thời phát hiện những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỷ luật cho sinh viên để ra các quyết định quản lý đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)