Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 97)

Nội I

3.4.1. Các bước khảo nghiệm

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I, tác giả đã đưa ra sáu biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng chấp hành rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm. Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát theo các bước sau: (Phụ lục 6).

Buớc 1: Lập phiếu điều tra

Với các biện pháp đã nêu chúng tơi tiến hành xây dựng tiêu chí, điều tra trên 2 nội dung:

- Đánh giá về sự cần thiết của các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Tiêu chí này được đánh giá theo 3 mức độ: Rất cần thiết, Cần thiết, Không cần thiết.

- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Tiêu chí về tính khả thi của các biện pháp gồm 3 mức độ: Rất khả thi, Khả thi, Không khả thi.

- Các cán bộ quản lý giảng viên GDQP: 22 - Sinh viên: 50

- Lựa chọn phương pháp: để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia với các hình thức sử dụng phiếu hỏi ý kiến ( phụ lục)

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

TT Biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Xây dựng và thực hiện tốt

kế hoạch quản lý quá trình RLKL của sinh viên tại trung tâm

93.50 6.50 0 86,7 13,3 0

2 Đổi mới nội dung quản lý quá trình RLKL cho sinh viên tại Trung tâm

93.30 6.70 0 84.45 10 5.55 3 Đổi mới phương pháp quản

lý quá trình RLKL của sinh viên tại Trung tâm

89 11 0 88.50 5 6.50

4 Xây dựng các quy định phù hợp để quản lý quá trình RLKL của sinh viên tại trung tâm

90.25 9.75 0 8 13.30 6.70 5 Đảm bảo các điều kiện 96.70 3.30 0 88,7 3,3 6

thuận lợi để thực hiện quản lý quá trình RLKL cho sinh viên tại trung tâm

6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc quản lý quá trình RLKL của sinh viên tại TT

91.70 8.30 0 72.50 24 3.50

(Nguồn phòng đào tạo trung tâm GDQP Hà Nội I)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Rất cần thiết Cần thiết

Biểu đồ 3.1: Mức độ tính cần thiết của các biện pháp

Qua bảng kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, mặc dù vẫn cịn có những ý kiến khác nhau về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, nhưng tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên cho rằng những biện pháp được đề xuất trên đây là cần thiết (nhiều ý kiến cho là rất cần thiết, như biện pháp 1,2,5) và có tính khả thi. Điều đó khẳng định các biện pháp được đưa ra có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.

Biện pháp thứ nhất, có 100% ý kiến đều cho rằng rất cần thiết và cần thiết và có tính khả thi. Như vậy, đây là biện pháp đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng rèn luyện và quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Vì mọi hoạt động quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên muốn có kết quả tốt trước hết phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch; đồng thời do thực trạng công tác xây dựng kế hoạch về quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên trong trung tâm vẫn còn những hạn chế nhất định nên cần phải được nâng cao. Thực tế xây dựng được kế hoạch quản lý rèn luyện kỷ luật một cách khoa học đã khó, song vấn đề thực hiện theo kế hoạch khơng đơn giản, vì q trình thực hiện ln vận động, sẽ có những ảnh hưởng, đòi hỏi kế hoạch phải được bổ sung, điều chỉnh thì mới phù hợp, trong khi đội ngũ người làm công tác quản lý không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Các biện pháp 2, 3, 4, 5, 6 cũng có tỷ lệ 100% cho rằng rất cần thiết và cần thiết, vì đây là những biện pháp thể hiện chức năng của quản lý giáo dục. Thực hiện tốt các biện pháp này là điều kiện kiên quyết để nâng cao chất lượng quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên. Các ý kiến cho rằng có tính khả thi, thực hiện được, chiếm tỷ lệ cao (đều trên 90%).

Tuy nhiên, xung quanh các biện pháp này cũng còn một số ý kiến cho rằng không khả thi, như: Với biện pháp 2, có 5.55%; biện pháp 3, có 6.50%; biện pháp 4, có 6.70%; biện pháp 5, có 6% cho rằng khơng khả thi. Hay như biện pháp 4, khó thực hiện hoặc thực hiện khơng hiệu quả, vì phụ thuộc rất lớn vào cơ chế phối hợp và tính tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ, giảng viên

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.1: Mức độ tính khả thi của các biện pháp

Như vậy, mặc dù vẫn cịn ý kiến cho rằng có những biện pháp không khả thi nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, còn tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên, sinh viên đánh giá cao những biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên, cho đó là những giải pháp rất phù hợp với thực tiễn của Trung tâm GDQP Hà Nội I hiện nay. Điều đó cho phép chúng tôi tin tưởng rằng những biện pháp như đề xuất ứng dụng vào trong quá trình quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDQP ở Trung tâm GDQP Hà Nội I. Đây là quá trình phức tạp với nhiều khâu, nhiều bước, nhiều nội dung, biện pháp cách thức tiến hành. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và qn triệt u cầu có tính ngun tắc, tác giả đã đề xuất sáu biện pháp cơ bản nhằm Quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên. Kết quả thăm dị ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, cho thấy 6/6 biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của trung tâm.

Tuy nhiên, do các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy, để giải quyết những bất cập hiện nay trong quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên, phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất, Trung tâm GDQP Hà Nội I cần phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp làm cho việc quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên đạt được kết quả cao nhất, góp phần hồn thànhthắng lợi mục tiêu, yêu cầu GDQP đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mục tiêu và chất lượng GDQP của sinh viên các trường đại học, cao đẳng là sự hợp thành của nhiều yếu tố, trong đó rèn luyện kỷ luật là một trong những yêu cầu căn bản, đặc trưng nhất và là điều kiện hàng đầu bảo đảm cho sinh viên từng bước làm quen với môi trường kỷ luật quân sự. Trong quá trình giảng dạy GDQP cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội 1, việc quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên một hoạt động rất quan trọng, giúp cho trung tâm và sinh viên hồn thành mục tiêu của mình, đồng thời tạo ra được đội ngũ sinh viên có tính kỷ luật cao, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và sẵn sàng tham gia nhiệm vụ quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc khi có u cầu.

Trước tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng, nhiệm vụ GDQP, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã và đang đặt ra cho Trung tâm GDQP Hà Nội I những yêu cầu mới, ngày càng cao về công tác GDQP cho sinh viên, theo đó phải góp phần đào tạoc đội ngũ sinh viên phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực, đạo đức lối sống và có ý thức kỷ luật. Tuy nhiên, q trình khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý q trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, đã bộc lộ khơng ít những vấn đề tồn tại cần phải khắc phục. Do vậy, tăng cường quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm là hết sức cần thiết.

Để quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I có hiệu quả, địi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, yêu cầu biện pháp, song trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến sáu biện pháp cơ bản như đã trình bày ở chương 3, với mong muốn góp một phần vào việc nâng cao chất lượng GDQP, nhất là nâng cao chất lượng, ý thức chấp hành rèn luyện của sinh viên

tại Trung tâm. Các biện pháp như đã đề xuất, tuy có vị trí, vai trị riêng và có tính độc lập tương đối, song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất, không tách rời. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy, trong quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I, các chủ thể quản lý rèn luyện kỷ luật phải nắm vững các nguyên tắc, sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp, cách thức “nghệ thuật” quản lý; phải phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm của mọi lực lượng trong nhà trường, có vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính, để trung tâm bảo đảm tốt hơn về vật chất và tinh thần cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện và chấp hành kỷ luật tại trung tâm.

- Tạo điều kiện về chỉ tiêu cho trung tâm cử cán bộ, giảng viên được đi học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục trong và ngoài quân đội.

2.2. Đối với Trung tâm GDQP Hà Nội I

- Cần phải tổ chức tập huấn thường xuyên cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý sinh viên về nội dung, phương pháp rèn luyện kỷ luật và quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên;

- Phải chỉ đạo các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và các khung quản lý sinh viên phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên; kết hợp và sử dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng các phương pháp quản lý và rèn luyện kỷ luật sinh viên;

đồng thời tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên;

- Phải làm tốt công tác giáo dục, phát huy tốt vai trò của các tổ chức và các lực lượng quản lý trong trung tâm; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

2.3. Đối với khung quản lý sinh viên tại trung tâm

- Phải thực hiện tốt kế hoạch quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên; hướng dẫn chỉ đạo sinh viên có ý thức tu dưỡng rèn luyện phấn đấu.

- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện; duy trì nghiêm nền nếp các chế độ; tổ chức tốt các hoạt động, xây dựng đơn vị thành một tập thể vững mạnh tồn diện, có bầu khơng khí dân chủ, cởi mở, đồn kết cùng nhau tiến bộ, qua đó giúp cho sinh viên tự giác rèn luyện kỷ luật.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện chấp hành kỷ luật của sinh viên; đồng thời phải quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện để sinh viên yên tâm, phấn khởi tự giác học tập, rèn luyện nâng cao ý thức chấp hành rèn luyện kỷ luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăngghen (1861), Huấn luyện quân sự ở cấp đại đội. C. Mác và Ph. Ăngghen tồn tập, Tập 15. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994, tr. 350-351. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế Đánh giá kết quả rèn luyện của học

sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

4. Bộ Quốc phịng (2000), Điều lệ cơng tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt

Nam. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Bộ Quốc phòng (2002), Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

6. Bộ Tổng Tham mưu (1980), Điều lệnh kỷ luật Quân đội nhân dân Việt Nam. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

7. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường. Tập tài liệu bài giảng. Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Tập bài giảng. Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Chính phủ (2007), Nghị định số 116/ NĐ-CP của Chính phủ về GDQP. 10. Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển Giáo dục 2009-2020

11. Chủ nghĩa xã hội khoa học và quản lý (1978), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ thị số 12/CT-TW của Bộ Chính trị về

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII về Giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 16. Đề tài KX- 07-19 (1994). Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước

bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong Thế kỷ

XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý sự thay đổi. Giáo trình, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Vũ Quang Hải (2006), “Giáo dục, rèn luyện ý thức kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học”. Tạp chí Nhà trường quân đội, Bộ Tổng

Tham mưu, số 3/2006, tr. 31-33.

21. Vũ Quang Hải (2009), Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho học

viên trong nhà trường quân đội. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Học viện Chính

trị, Hà Nội.

22. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Bài giảng Những cơ sở của lý luận quản lý giáo

dục. Đại học Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Minh Hiển (2008), “Giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh, sinh viên- Một nội dung quan trọng của giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới”, Tạp

24. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

25. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập II, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

26. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- một số vấn đề lý luận và thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)