Đổi mới phương pháp quản lý quá trình rèn luyệnkỷ luật của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 84 - 88)

3.2. Biện pháp quản lý quá trình rèn luyệnkỷ luật của sinhviên tạ

3.2.3. Đổi mới phương pháp quản lý quá trình rèn luyệnkỷ luật của

viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên diễn ra được tiến hành ngay từ đầu khóa học, q trình học tập, rèn luyện và cho đến khi kết thúc khóa học và phải có các phương pháp quản lý phù hợp. Thực hiện biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của các cách thức quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Về phương pháp tổ chức – Hành chính

Đây là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lênh hành chính. Đổi mới phương pháp này phải được tiến hành theo hướng vận dụng đúng những quy định của điều lệnh, việc ban hành mệnh lệnh phải dứt khoát. Kết hợp giữa việc ban hành các nghị quyết, văn bản, quy chế, quy định với lời nói, mệnh lệnh trực tiếp. Phải có tính nghệ thuật trong sử dụng phương pháp, đưa ra mệnh lệnh phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc, tránh gây tâm lý không tốt cho sinh viên.

Phương pháp tổ chức – hành chính là cần thiết trong quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này sẽ dễ dẫn đến mất dân chủ, gây tâm lý tiêu cực, nặng nề, tạo

tâm lý thụ động, tự vệ của đối tượng quản lý là sinh viên. Vì vậy, vận dụng phương pháp này vào thực tiễn rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm, cán bộ, giảng viên phải nắm vững chỉ thị pháp quy, nhận thức được quyền hạn, trách nhiệm của mình theo luật định khi đưa ra văn bản. Các quyết định hành chính phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn, phải luôn nắm bắt các thơng tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thời.

Phương pháp tâm lý – giáo dục

Phương pháp này nhằm tác động vào tình cảm, nhận thức, niềm tin giúp sinh viên biết phát huy những phẩm chất cần thiết, nhận thức trách nhiệm của bản thân đối với quá trình học tập, rèn luyện tại trung tâm, chủ động xây dựng kế hoạch và tự giác chấp hành kỷ luật. Đây là phương pháp ít tốn kém nhưng có tác động sâu sắc và bền vững.

Đổi mới phương pháp này theo hướng nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt nghệ thuật trong việc nắm bắt tâm lý, tiến hành giáo dục cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trung tâm. Đồng thời xây dựng niềm tin, thái độ, trách nhiệm tình cảm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên đối với công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật của sinh viên. Đây chính là nội dung tiên quyết bảo đảm việc giáo dục chấp hành rèn luyện kỷ luật của sinh viên đạt hiệu quả cao. Công tác giáo dục phải được thể hiện một cách cụ thể sinh động trong quá trình dạy học, được lồng ghép trong các chủ đề sinh hoạt của các đại đội, trung đội, nhất là việc duy trì các chế độ trật tự nề nếp hàng ngày theo qui định của điều lệ quân đội và qui định của trung tâm, thơng qua đó giúp sinh viên tự giác chấp hành và từng bước rèn luyện thói quen chấp hành kỷ luật đúng đắn theo qui định.

Đây là phương pháp tác động vào tình cảm, ý chí nhằm động viên, khích lệ, thúc đẩy những mặt tích cực hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong quá trình chấp hành rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Trong đó, thi đua chấp hành rèn luyện kỷ luật được coi là biện pháp kích thích sự khẳng định của mỗi sinh viên, thúc đẩy họ hăng hái vươn lên, lôi cuốn những sinh viên khác cùng chấp hành tốt rèn luyện kỷ luật, góp phần xây dựng nền nếp chính quy tại trung tâm.

Đổi mới phương pháp này, trung tâm GDQP cần xây dựng bầu khơng khí tích cực trong tập thể sinh viên. Sinh viên đến trung tâm học tập, rèn luyện phải từng bước làm quen với môi trường, việc chấp hành kỷ luật tại trung tâm. Phải giáo dục sinh viên từng bước có thói quen chấp hành kỷ luật và đấu tranh với những hành vi vi phạm kỷ luật quân đội, quy định của trung tâm. Đó chính là tạo dư luận trong tập thể sinh viên. Đồng thời, trung tâm GDQP cũng cần đa dạng hơn nữa các phong trào thi đua, kết hợp thi đua thường xuyên và đột kích, kết hợp thi đua cả trong học tập và rèn luyện.

Phương pháp bắc cầu

Đây là phương pháp có tính đặc thù tại Trung tâm. Quản lý q trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức từ Ban Giám đốc đến các phòng, khoa, khung quản lý sinh viên. Đồng thời, mỗi khung quản lý sinh viên đều có biên chế thành đại đội, trung đội, tiểu đội (trong đó, cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội chủ yếu là sinh viên). Vì vậy, quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên cần phải phát huy tốt việc thông qua hệ thống đội ngũ cán bộ các cấp (hay còn gọi là phương pháp bắc cầu).

Đổi mới phương pháp này, cần làm tốt công tác lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp. Cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội cần được lựa chọn trong số những sinh viên tích cực, gương mẫu trong lối sống, học tập, có uy tín với tập thể. Đồng thời, q trình đó phải tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng về phương pháp, tác phong của người chỉ huy để sinh viên đó từng bước làm quen. Đặc biệt cần bồi dưỡng về phương pháp nắm bắt tình hình, phương pháp nhắc nhở, xử lý tình huống, báo cáo... Thực tế cho thấy đây là một phương pháp rất hiệu quả trong quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm. Tuy nhiên quá trình này, cũng cần có sự theo dõi, giúp đỡ của đội ngũ sĩ quan, cán bộ các cấp, khơng phó mặc cho sinh viên.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Đối với trung tâm, các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý sinh viên

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnquản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên phải nắm vững và tuân thủ các yêu cầu cơ bản, như: bảo đảm tính khách quan và khoa học; lý luận gắn liền với thực tiễn; tính hệ thống và định hướng; tính pháp lý và đúng thẩm quyền; tính khả thi và hiệu quả.

- Phải xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh; phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện các quyết định quản lý giáo dục tính kỷ luật cho học viên, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch quản lý sau mỗi giai đoạn và mỗi hoạt động thực tiễn.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ quản lý trực tiếp sinh viên. Khi thực hiện quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên phải nắm vững và

tn thủ các u cầu có tính định hướng, khách quan và khoa học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; tính yêu cầu cao...; thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo phân cấp quản lý; tổ chức cho sinhviên thực hiện nghiêm túc các

quyết định quản lý; thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện kỷ luật của sinh viên.

3.2.4. Xây dựng các quy định phù hợp để quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)