Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 69 - 73)

2.5.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một là, về mục tiêu, nội dung, biện pháp quản lý rèn luyện kỷ luật cho

sinh viên cơ bản đã phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm sinh viên. Đây là nguyên nhân rất cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I.

Hai là, Trung tâm cơ bản đã thực hiện có hiệu quả các khâu, các bước

của q trình quản lý quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên, nhất là việc xác định và thực hiện kế hoạch, sử dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức quản lý rèn luyện kỷ luật, làm cho sinh viên không ngừng nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm kỷ luật.

Ba là, đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có

trình độ năng lực và là tấm gương về phẩm chất đạo đức lối sống và kỷ luật để sinh viên noi theo. Trong giảng dạy, đội ngũ giảng viên đã phát huy tốt vai trò người thày, cùng với trang bị tri thức GDQP đã tích cực giáo dục, rèn luyện tính kỷ luật cho sinh viên.

Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên cơ bản có kiến thức và năng lực

quản lý rèn luyện sinh viên; luôn sâu sát bám nắm giúp đỡ và kịp thời uốn nắn những biểu hiện vi phạm của sinh viên. Thường xuyên nắm vững đặc điểm đối tượng sinh viên, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan và ra các quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời, chính xác.

Năm là, nhiều sinh viên đã luôn chủ động rèn luyện, khơng ngừng trau

hình thành và từng bước hoàn thiện. Đây là nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự thành cơng trong q trình quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một là, mặt trái của nền kinh tế thị trường, theo đó lối sống thực dụng, sự suy thối về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong tồn Đảng phần nào có tác động đến nhận thức, tình cảm, niềm tin của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên và đến việc quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I.

Hai là, một số chủ thể quản lý chưa nhận thức đầy đủ về quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên. Quá trình thực hiện có lúc chưa nắm chắc đặc điểm đối tượng, chưa kịp thời phát hiện những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi sai phạm của sinh viên để uốn nắn cũng như có kế hoạch, nội dung, biện pháp quản lý, rèn luyện kỷ luật cho phù hợp. Mạng lưới thơng tin trong quản lý cịn có những hạn chế, có lúc thơng tin khơng được phản ánh kịp thời đến chủ thể quản lý hoặc có nhưng độ chính xác khơng cao, gây nhiều khó khăn trong việc ra các quyết định quản lý.

Ba là, nhận thức về mục tiêu, nội dung, biện pháp rèn luyện kỷ luật cho

sinh viên tại Trung tâm của một số cơ quan chức năng có lúc cịn chưa thấy hết được tính khó khăn phức tạp của q trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên. Do đó, khi xây dựng kế hoạch quản lý rèn luyện kỷ luật cũng như xác định nội dung, biện pháp tác động tới sinh viên còn biểu hiện giản đơn, thậm chí chưa phù hợp với một số đối tượng.

Bốn là, việc huy động và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng

tham gia vào quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên cịn có mặt chưa tốt. Một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý chưa kết hợp hài hòa giữa nội dung rèn luyện kỷ luật với hoạt động thực tiễn, thậm chí cịn cho rằng đó là nhiệm vụ của đơn vị và cán bộ quản lý trực tiếp sinh viên, do đó chưa tạo ra được sự tác động nhiều chiều, nhiều hướng, mọi lúc, mọi nơi cũng như chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án các hành vi vi phạm kỷ luật của sinh viên.

Năm là, việc kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giáo dục rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm vẫn chủ yếu ở các đơn vị quản lý sinh viên, các khoa giáo viên chưa thực sự quan tâm nhiều. Việc phối hợp giữa các khoa giáo viên với các cơ quan chức năng và các đơn vị quản lý sinh viên thực hiện chưa được chặt chẽ và thường xuyên... phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rèn luyện kỷ luật cho sinh viên.

Sáu là, sinh viên về học GDQP tại Trung tâm có những đặc điểm khác nhau khác nhau, như: các ngành nghề; khối dân lập và công lập; từ các địa phương, có người là dân tộc thiểu số; tuổi đời còn trẻ và hầu như chưa có kiến thức và kinh nghiệm qn ngũ. Vì vậy, phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm. Một số sinh viên quyết tâm rèn luyện và tính tích cực chưa cao. Có trường hợp mặc dù đã được giáo dục, nhắc nhở nhiều lần, nhưng vẫn chậm chuyển biến tiến bộ, còn tái phạm làm ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỷ luật của Trung tâm.

Tiểu kết chƣơng 2

Trung tâm GDQP Hà Nội I với nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy GDQP cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Trong những năm qua, cùng với việc trang bị những kiến thức về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, Trung tâm đã thường xuyên quan tâm đối với công tác rèn luyện và quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, các lực lượng sư phạm và cán bộ quản lý giáo dục các cấp tại Trung tâm.

Từ kết quả đạt được của công tác quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên; dựa trên tiêu chí và kết quả khảo sát, trao đổi ý kiến với đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên tại trung tâm cho thấy, những năm qua, về cơ bản trung tâm đã thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên; nội dung, biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên từng bước được đổi mới, phù hợp với mục tiêu yêu cầu giáo dục, đào tạo, phù hợp với đối tượng và thực tiễn của trung tâm. Kết quả là, việc chấp hành rèn luyện kỷ luật của sinh viên đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng trung tâm chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Đại đa số sinh viên về trung tâm học có bước trưởng thành về chấp hành rèn luyện kỷ luật.

Tuy nhiên, việc quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên vẫn cịn bộc lộ khơng ít những hạn chế nhất định cả về nhận thức, trách nhiệm, nhất là của đối tượng quản lý là sinh viên; về xây dựng kế hoạch cũng như xác định nội dung, biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Một số sinh viên thiếu ý thức tự giác trong rèn luyện chấp hành kỷ luật, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và xây dựng trung tâm chính quy. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân sẽ là cơ sở để đề ra những biện pháp có tính khả thi,

nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I trong tình hình mới hiện nay.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI I

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)