MÔ-ĐUN 5 HỆ THỐNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Mơ-đun 5

Hệ thống xử lý vi phạm hành chính và vấn đề bạo lực gia đình

Mục đích:

Kết thúc phần này, học viên sẽ có thể:

• Làm quen với khung pháp lý về xử lý vi phạm hành chính.

• Hiểu được vai trị của mình với trách nhiệm là cán bộ UBND cấp xã và công an cấp xã trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong cơng tác phịng, chống BLGĐ.

• Có thể xử lý vụ việc BLGĐ theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Mục 1: Khái quát về hệ thống xử lý vi phạm hành chính về bạo lực gia đình 1.1 Giới thiệu hệ thống xử lý vi phạm hành chính

Luật pháp về xử lý vi phạm hành chính là một cơng cụ hữu hiệu của nhà nước để xử lý BLGĐ. Việc xử lý nhanh chóng, kịp thời và nhất quán các vụ BLGĐ sẽ góp phần khơi phục trật tự về quản lý nhà nước bị vi phạm và tăng cường nhận thức xã hội về phòng chống BLGĐ. Luật pháp về xử lý vi phạm hành chính quy định những can thiệp bắt buộc để điều chỉnh hành vi vi phạm các cá nhân mà về bản chất không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, cả về thể chất lẫn tâm lý, đều phải xử lý nghiêm khắc và nhanh chóng theo quy định của pháp luật.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ bao gồm những vấn đề sau:

1. Hành vi đó phải là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ. Do đó hành vi “vi phạm” phải được quy định trong một văn bản pháp quy như Nghị định. Ngoài ra, hậu quả của hành vi vi phạm đối với cộng đồng/xã hội và các cá nhân là thấp và do vậy khơng bị khởi tố về hình sự.

2. Đó phải là một hành vi tồn tại khách quan, xảy ra trong quá khứ. 3. Đó phải là hành vi của một cá nhân (hoặc một tổ chức)1 .

4. Hành vi đó phải mang tính cố ý, nói cách khác, người có hành vi vi phạm phải ý thức được tính sai trái của hành vi và hậu quả của nó, cả hậu quả mong muốn lẫn không mong muốn.

1.2 Luật pháp về xử phạt hành chính

Có một số văn bản pháp quy về xử phạt hành chính, đó là:

 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008) là văn bản pháp lý cơ bản về xử phạt hành chính và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong các văn bản luật của Việt Nam thuộc lĩnh vực này. Pháp lệnh này nêu những quy định chung về xử lý vi phạm hành chính.

 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trên.

Cịn có một số Nghị định khác quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:

 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

 Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;

 Nghị định số 62/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2004 ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 27 - 29)