Công tác thu thập chứng cứ do Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 49 - 50)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

2.3 Công tác thu thập chứng cứ do Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành

► Xem mục 4 của mô-đun 4 về tổng quan và bảng kiểm liên quan đến các dạng và nguồn chứng cứ đặc trưng trong

các vụ án BLGĐ

Thêm một số chú ý về vấn đề chứng cứ:

• Nhiều biện pháp được khuyến nghị điều tra đối với các vụ BLGĐ cũng là những biện pháp mà Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn áp dụng khi điều tra những tội phạm như trộm cắp hoặc cố ý gây thương tích. Tất cả các biện pháp điều tra đối với những tội phạm nêu trên cũng cần được áp dụng để thu thập chứng cứ trong các vụ BLGĐ.

• Cơng tác điều tra càng trở nên đặc biệt quan trọng khi pháp luật cho phép kiểm sát viên tiếp tục xử lý vụ án ngay cả khi nạn nhân muốn rút đề nghị khởi tố hoặc khơng muốn ra làm chứng trước tịa. Khi khơng có nạn nhân ra làm chứng thì những chứng cứ khác là yếu tố quyết định có truy tố thành cơng hay khơng.

• Chụp ảnh có thể là một phần quan trọng của công tác điều tra. Cán bộ điều tra cần chụp ảnh căn phịng, nhất là khi có tài sản bị hư hỏng hoặc căn phịng bị lộn xộn vì vụ việc. Chụp ảnh thương tích nạn nhân cũng quan trọng. Ít nhất một trong các bức ảnh chụp thương tích cần lấy khn mặt nạn nhân để phục vụ mục đích nhận dạng.

• Các thương tích trong các vụ BLGĐ có thể không xuất hiện ngay. Thứ nhất, một số thương tích phải mất mấy ngày mới nhìn rõ. Ví dụ, các vết thâm tím và dấu vết bóp cổ có thể khơng nhìn thấy trong 3-4 ngày sau khi bị tấn cơng. Nếu có thể, cán bộ điều tra nên có kế hoạch gặp lại nạn nhân để chụp ảnh thương tích trong vịng 3-4 ngày sau khi vụ việc xảy ra. Thứ hai, thủ phạm có thể cố ý gây thương tích cho nạn nhân ở những chỗ có quần áo che khuất hoặc ở những chỗ mà nạn nhân ngại không muốn cho người

lạ kiểm tra. Thứ ba, nạn nhân có thể khơng tiết lộ ngun nhân gây ra thương tích của họ do lo sợ bị thủ phạm trả thù. Các cán bộ điều tra thụ lý vụ án nên chú ý tới những thương tích xuất hiện khơng phù hợp với lời giải thích của nạn nhân.

Chiến lược mẫu của Liên hợp q́c

7(b) Trách nhiệm chính trong việc khởi tố là của cơ quan kiểm sát chứ không phải là của những phụ nữ là bị bạo lực. 7(f) Chứng cứ về những hành vi bạo lực, lạm dụng, lén theo dõi và bóc lột trước đây do người phạm tội gây ra đều được xem xét tại phiên tịa theo đúng quy định của luật pháp hình sự nước sở tại.

Mục 3: Quyết định khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)