Các vấn đề liên quan đến phiên tịa Trình bày nội dung vụ án tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 62 - 63)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

5.2Các vấn đề liên quan đến phiên tịa Trình bày nội dung vụ án tại phiên tòa

Trình bày nội dung vụ án tại phiên tịa

Kiểm sát viên được phân cơng thụ lý vụ án trình bày bản cáo trạng tại phiên tịa và sau đó sẽ có cơ hội hỏi những người tham gia phiên tịa sau khi thẩm phán đã xét hỏi từng người. Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến và đề nghị của bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia tố tụng cũng như trả lời các câu hỏi do thẩm phán nêu ra.

Hỏi bị cáo tại phiên tòa

Trước tiên bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử sau đó có thể hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Việc xét hỏi phải khách quan, tôn trọng quyền được bào chữa và phẩm giá của tất cả những người tham gia phiên tịa. Hội đồng xét xử khơng nên biện minh hoặc bào chữa cho những hành vi ngược đãi của bị cáo đối với vợ mình cũng như bày tỏ cảm thông đối với lời giải thích của bị cáo về bạo lực.

Hội đồng xét xử cũng cần xem xét tất cả các chứng cứ khác một cách cẩn thận, bao gồm các lời khai và chứng cứ vật chất trong hồ sơ vụ án cũng như ghi chép về những lời nói hoặc phát biểu tự phát của bị cáo và những ghi chép của công an tại hiện trường.

Khi hỏi bị cáo, kiểm sát viên cần lưu ý rằng khơng thể có sự biện hộ nào đối với bạo lực, những lời biện minh hoặc tìm cách làm giảm tính nghiêm trọng của vụ việc của bị cáo cần bị phản đối một cách mạnh mẽ.

Hỏi người bị hại tại phiên tòa

Các thẩm phán và kiểm sát viên cần phải lưu ý rằng người bị hại trong vụ án BLGĐ có thể xử sự không giống người bị hại trong các tội phạm về bạo lực khác. Nhìn chung, người bị hại mong muốn giành được cơng lý, được chứng minh rõ ràng và được bồi thường. Một số phụ nữ bị bạo lực cũng mong muốn những điều này nhưng phần đơng nạn nhân BLGĐ có thể lại khơng mong muốn. Nạn nhân có thể gọi cơng an đến nhà để ngăn chặn bạo lực nhưng khơng muốn chồng mình bị bắt hoặc bị kết án. Nạn nhân có thể chỉ mong muốn dẫn giải người chồng ra khỏi nhà trong một đêm để chấm dứt cơn khủng hoảng lúc đó. Có nhiều lý do khiến cho nạn nhân khơng mong muốn và/ hoặc khơng thể tham gia vào q trình tố tụng.

Nạn nhân có thể tin rằng:

• Hệ thống tư pháp hình sự sẽ khơng truy cứu trách nhiệm của thủ phạm; • Bạo lực có thể sẽ tự chấm dứt hoặc chấm dứt nhờ tư vấn;

• Sẽ khơng có ai tin họ;

• Sẽ tốt hơn cho con họ khi có cả bố lẫn mẹ; • Bạo lực và ngược đãi là do lỗi của họ;

• Gia đình họ có thể tan vỡ nếu thủ phạm bị kết án;

Nạn nhân có thể đã làm lành với thủ phạm hoặc thấy lo rằng mình phải chịu trách nhiệm về việc thủ phạm có thể phải nhận một án tích hoặc phải đi tù.

Nạn nhân có thể sợ hãi:

• Thủ phạm sẽ tiếp tục làm hại hoặc giết họ nếu họ tham gia vào quá trình tố tụng.

• Thủ phạm sẽ làm hại các thành viên khác trong gia đình, con cái hoặc những người thân khác. • Thủ phạm sẽ trả thù họ.

Thủ phạm có thể:

• Gây trở ngại để nạn nhân khơng x́t hiện tại phiên tịa (giam giữ, giấu các thông báo được gửi đến qua thư tín, xóa các tin nhắn liên quan đến vụ án…).

• Trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa nạn nhân.

• Gây áp lực lên bạn bè và gia đình để thuyết phục nạn nhân khơng tham gia phiên tịa.

Kiểm sát viên và thẩm phán khi hiểu được lý do này thường tránh để quan hệ với nạn nhân trở nên đối lập. Nạn nhân thường phản ứng một cách tích cực đối với cách tiếp cận chủ động, cảm thông, quan tâm đến những lo lắng của nạn nhân. Cách đối xử của Viện kiểm sát và tịa án có thể giúp nạn nhân lấy lại được sức mạnh và sự tự tin đã mất do bị ngược đãi.

Chứng thực của chuyên gia

Kiểm sát viên có thể đề nghị thẩm phán cho phép tịa được nghe trình bày của các chuyên gia khi xét xử các vụ án BLGĐ. Các chuyên gia có thể giúp tịa án hiểu thêm động cơ của BLGĐ, những thủ đoạn về quyền lực, kiểm soát và động cơ của việc ngược đãi. Các chun gia có thể hỗ trợ tịa án bằng cách giải thích các hành động của nạn nhân khi nạn nhân tiếp tục, thay đổi hay bỏ cuộc hoặc có sự chậm trễ trong trình báo hoặc do dự trong việc có truy tố thủ phạm. Việc sử dụng các chứng thực của chuyên gia trong các vụ án BLGĐ cần phải tuân thủ theo các quy định về trình tự thủ tục của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 62 - 63)