Các vấn đề cần được tòa án cân nhắc

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 66 - 70)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

6.1Các vấn đề cần được tòa án cân nhắc

Thẩm phán, cũng như các kiểm sát viên, phải hiểu được sự phức tạp trong cách cư xử của nạn nhân trong các vụ án BLGĐ. Những thẩm phán hiểu tâm lý nạn nhân BLGĐ sẽ dễ dàng đối thoại tích cực với các nạn nhân trong phiên tịa xét xử. Những nạn nhân có được sự thoải mái tại phiên tịa sẽ cung cấp được chứng cứ tốt hơn.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi lên kế hoạch thu thập thơng tin tại tịa sẽ chuẩn bị những nội dung cần hỏi nạn nhân và những người làm chứng khác và chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nạn nhân trong phiên xét xử. Khi hỏi nạn nhân BLGĐ cần cân nhắc các vấn đề như sau:

• Tránh quan hệ đối lập với nạn nhân. Nạn nhân thường phản ứng một cách tích cực trước cách tiếp cận chủ động, cảm thông, quan tâm đến những lo lắng của nạn nhân.

• Cách đối xử của thẩm phán có thể giúp nạn nhân lấy lại được sức mạnh và sự tự tin đã mất do bị ngược đãi. Sau khi bị bạo lực, các nạn nhân thường cảm thấy bị cơ lập khỏi thủ phạm, gia đình và cộng đồng.

Một điều quan trọng cần lưu ý là các hành động của thẩm phán có thể khiến những phụ nữ bị bạo lực cảm thấy bị tổn thương thêm lần nữa. Nếu thẩm phán đổ lỗi cho người phụ nữ về bạo lực xảy ra hoặc hỏi các câu hỏi không liên quan và riêng tư khiến nạn nhân xấu hổ, cảm giác như mình là tội phạm thì nạn nhân có thể sẽ khơng tìm kiếm giúp đỡ trong tương lai khi bạo lực tái diễn. Thẩm phán cũng cần tránh phạt lỗi nạn nhân vì đã từ chối ra làm chứng hoặc tham gia tố tụng.

Các biện pháp hỗ trợ việc cung cấp chứng cứ của nạn nhân

Xuất hiện tại tòa, bị yêu cầu trả lời câu hỏi và đối mặt với thủ phạm có thể gây nên chấn thương tình cảm cho nạn nhân của BLGĐ, nhất là trong những vụ án hiếp dâm hoặc bạo lực tình dục. Nhiều nạn nhân nữ thấy sợ thủ tục xét xử tại tòa án hoặc cảm thấy lo lắng khi đứng trước tòa. Các biện pháp làm giảm bớt sự sợ hãi này là rất quan trọng để đảm bảo quyền được tôn trọng của phụ nữ cũng như nâng cao chất lượng các chứng cứ do họ cung cấp tại phiên tòa.

Ở Việt Nam, hội đồng xét xử có thể quyết định xét hỏi nạn nhân trong phiên tịa kín. Tịa án có thể quyết định “xét xử kín” nếu cần bảo vệ sự riêng tư của nạn nhân (quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự). Việc khơng cơng khai q trình xét xử có thể bảo vệ nạn nhân khỏi bối rối xấu hổ và cả sự đe dọa khi nạn nhân tham dự phiên tòa và cung cấp chứng cứ.

Ở Việt Nam, các biện pháp sau đây có thể được áp dụng để hỗ trợ việc cung cấp chứng cứ của nạn nhân:

• Bố trí chỗ ngồi của nạn nhân trong phòng xử án xa chỗ ngồi của bị can cũng như người nhà của bị can. Hoặc có thể đảm bảo nạn nhân khơng ở cùng phòng vào cùng một thời điểm với thủ phạm hoặc sử dụng thiết bị ghi hình.

• Khi nạn nhân khai, cấm bị cáo hoặc người nhà thể hiện các hành động đe dọa. Cấm sử dụng điện thoại di động trong phịng xử án.

• Bố trí một phòng khác cho nạn nhân, chỉ khi nào cần khai báo trước tịa thì mới vào phịng xử án. Dẫn bị cáo ra ngoài trước khi nạn nhân vào để khơng cho nhìn thấy nhau. Sau đó lời khai được đọc trước tịa.

• Khơng hỏi những câu hỏi làm cho nạn nhân bối rối hoặc không liên quan trực tiếp đến vụ án.

Giải quyết vấn đề nạn nhân vắng mặt

Sự tổn thương có thể khiến nạn nhân vắng mặt tại phiên tịa và điều này cần được dự tính trước. Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rằng sự tham gia tại phiên xét xử khi được triệu tập là bắt buộc do vậy trong trường hợp có sự vắng mặt của người tham gia tố tụng, hội đồng xét xử sẽ thảo luận có nên hỗn phiên tịa. Hội đồng xét xử có thể quyết định tiến hành phiên tòa nếu thấy rằng sự vắng mặt khơng ảnh hưởng đến kết quả phiên tịa. Hội đồng xét xử cũng có thể quyết định hỗn phiên tịa nếu thấy rằng nạn nhân vắng mặt do có lý do hợp lý.

Các vấn đề bảo vệ

Trước phiên tịa, thẩm phán chủ tọa phải có kế hoạch bảo vệ phiên xét xử. Các phiên tòa cần chú ý đến việc công tác bảo vệ nạn nhân và sự an toàn của họ khi tham gia phiên xét xử. Tịa án có thể phối hợp với cơng an triển khai phương án bảo vệ và phòng ngừa bị cáo hoặc người thân của bị cáo liên hệ với nạn nhân. Nếu có căn cứ xác định rằng bị cáo đe dọa hoặc xâm phạm cuộc sống, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân hoặc người thân và điều này có thể gây cản trở q trình xét xử, thẩm phán thụ lý vụ án có thể báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án ra quyết định tạm giam bị cáo theo điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Tòa án tiến hành phiên xét xử cần coi sự an toàn của nạn nhân là một ưu tiên. Nạn nhân phải cảm thấy an toàn khi cung cấp chứng cứ và cảm thấy được bảo vệ trong trụ sở tòa án. Tòa án cũng cần hỗ trợ nạn nhân trong việc đảm bảo an toàn tại cổng vào và khu vực đợi, tránh xa bị cáo. Nếu có thể và thấy cần, cán bộ tịa án có thể mời tư vấn hoặc trợ giúp pháp lý để hỗ trợ nạn nhân tại phiên tịa. Nạn nhân có thể đề nghị công an hộ tống đến và đi khỏi tòa án. Tất cả tài liệu của tịa án khi cơng khai với cơng chúng và thủ thạm thì cần thận trọng khi nhắc đến nơi ở của nạn nhân nếu nạn nhân khơng cịn ở chung với chồng. Việc cung cấp thông tin về phiên xét xử không được tiết lộ thông tin về nhận dạng, địa chỉ, các bức ảnh hoặc đời sống riêng tư của nạn nhân.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 66 - 70)