Những tình tiết cần cân nhắc

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 59 - 62)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

4.2Những tình tiết cần cân nhắc

Khi quyết định có cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay không, điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán cần cân nhắc các tình tiết sau đây:

• Khả năng bạo lực sẽ tiếp diễn;

• Các chứng cứ vật chất là cơ sở kết luận có tội phạm xảy ra;

• Bất kỳ sự tấn công nào xảy ra khi có mặt của cán bộ cơng an hoặc điều tra viên;

• Có căn cứ để cho rằng bị can sẽ gây khó khăn cho q trình điều tra, truy tố hoặc xét xử; • Vụ việc bạo lực đã từng xảy ra hay không;

• Nạn nhân có lo sợ về bạo lực tiếp theo hay khơng và căn cứ để lo sợ;

• Quan điểm của nạn nhân về khả năng người bị tình nghi sẽ chấp hành quyết định cho tại ngoại, đặc biệt là quyết định cấm tiếp xúc;

• Người bị tình nghi có nghiện rượu, ma túy hoặc có bệnh về thần kinh hay khơng;

• Chi tiết về những lần bị buộc tội về BLGĐ, bản án, quyết định xử lý hành chính, biên bản hịa giải và thoả thuận đạt được;

• Đã từng vi phạm các quy định khi được cho tại ngoại hoặc các lệnh khác như lệnh cấm tiếp xúc; • Đánh giá rủi ro - việc này do cơng an tiến hành;

• Quan điểm của điều tra viên và kiểm sát viên về sự an toàn của nạn nhân và con cái họ. Khơng cần cân nhắc các tình tiết sau:

• Tình trạng hơn nhân;

• Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất; • Hứa miệng rằng bạo lực sẽ chấm dứt;

• Người bị tình nghi tun bố rằng chính nạn nhân đã kích động hoặc làm cho bạo lực kéo dài; • Trạng thái tình cảm của nạn nhân;

• Các thương tích nhìn thấy và khơng nhìn thấy; • Phủ nhận của bất kỳ bên nào về vụ việc BLGĐ; • Các bên thể hiện quan điểm đây là vấn đề riêng tư; • Quan điểm cho rằng bắt giữ cũng khơng dẫn đến kết án;

• Hậu quả về tài chính của việc bắt giữ xảy ra đối với bất kỳ bên nào;

• Đặc điểm về dân tộc, văn hóa, xã hội, chính trị hoặc nghề nghiệp của nạn nhân hoặc người bị tình nghi; • Việc sử dụng rượu hoặc ma túy hoặc cả hai thứ của một bên hoặc cả hai bên;

Ở giai đoạn điều tra ban đầu, có thể nạn nhân chưa có quyền chính thức u cầu khởi tố vụ án nên điều tra viên cần tiến hành điều tra, đồng thời cung cấp thông tin và hỗ trợ nạn nhân để họ có thời gian quyết định có yêu cầu khởi tố bị can hay không. Việc thủ phạm bị bắt hoặc tạm giam sẽ giúp loại bỏ sự kiểm soát và quyền lực của thủ phạm đối với nạn nhân và hạn chế khả năng thủ phạm đe dọa nạn nhân.

Trước phiên xét xử, kiểm sát viên và tòa án cần lưu ý rằng thủ phạm thơng thường sẽ tìm cách duy trì sự kiểm sốt đối với nạn nhân trong quá trình truy tố. Hiệu quả của sự duy trì kiểm sốt này liên quan trực tiếp đến mức độ tiếp cận của thủ phạm đối với nạn nhân. BLGĐ có thể gây chết người và có nguy cơ nạn nhân bị thương tích nghiêm trọng hoặc bị giết sẽ lên cao nhất khi họ ly thân với thủ phạm.

Tồ án có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam hoặc cho tại ngoại với một số điều kiện như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Chủ tọa phiên tồ có thẩm quyền áp dụng hoặc thay đổi các điều kiện cho tại ngoại trước khi vụ án xét xử, cịn chánh án, phó chánh án tịa án có thẩm quyền áp dụng hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn.

Trước khi áp dụng các quyết định bắt, tạm giam, bảo lãnh, cho đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để tại ngoại, những người tiến hành tố tụng cần chú ý đảm bảo an tồn cho nạn nhân. Ví dụ, khi quyết định cho bị cáo tại ngoại trước khi xét xử, thẩm phán cần đảm bảo rằng các điều kiện cho tại ngoại có tính đến sự an tồn của nạn nhân và phịng ngừa các hành vi bạo lực tái diễn. Nạn nhân cũng cần được thông báo kịp thời về các quyết định cho tại ngoại.

Mục 5: Tiến hành phiên tòa 5.1 Các vấn đề trước khi xét xử

Nếu có đủ căn cứ để mang vụ án ra xét xử, kiểm sát viên sẽ chuẩn bị bản cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án đến tồ án có thẩm quyền xét xử. Hồ sơ bao gồm tất cả các tài liệu về quá trình giải quyết vụ án, các biên bản lấy lời khai, vật chứng, chứng cứ, kết luận điều tra và bản cáo trạng.

Khi xem xét hồ sơ vụ án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần lưu ý rằng bạo lực trong gia đình khác với các dạng bạo lực khác. Động cơ của BLGĐ là quyền lực và sự kiểm soát và tính chất lặp đi lặp lại của bạo lực có thể khác với quan điểm của các thẩm phán về những chứng cứ “điển hình” thơng thường của các vụ án hình sự. Ví dụ, nạn nhân của bạo lực do người lạ gây ra thường có thái độ hợp tác và mong muốn các hành vi trái pháp luật đối với họ phải bị trừng trị. Trong các vụ BLGĐ, nạn nhân nữ thường khơng hợp tác hoặc có xu hướng giảm nhẹ bạo lực trong lời khai. Những phản ứng khác nhau đối với bạo lực có thể khiến lời khai của nạn nhân rất khác nhau .

Việc xem xét chứng cứ của thẩm phán

Các thẩm phán có thể đảm bảo để q trình điều tra và thu thập chứng cứ có tính đến nhu cầu và quan điểm riêng của các nạn nhân BLGĐ và đảm bảo tuân thủ chuẩn mực trong thu thập chứng cứ để có thể thu được những chứng cứ có giá trị. Cũng như kiểm sát viên, thẩm phán cần lưu ý rằng nạn nhân BLGĐ có thể có những trạng thái cảm xúc rất khác nhau khi cung cấp lời khai. Thẩm phán cần nghiên cứu hồ sơ để tìm những chứng cứ chứng thực và chứng cứ về những hành vi bạo lực, lạm dụng hoặc bóc lột của thủ phạm trước kia.

Khi xem xét các lời khai của nạn nhân, thẩm phán cần lưu ý rằng có thể có một thời gian trì hỗn từ khi bạo lực xảy ra đến khi nạn nhân quyết định trình báo. Sự chậm trễ này không phải là hiếm trong các vụ BLGĐ. Nạn nhân có thể sợ bị kỳ thị, bị bẽ mặt hoặc sợ mọi người khơng tin, sợ bị trả thù, có thể lo lắng do phụ thuộc về tài chính vào chồng, khơng tin tưởng hoặc khơng hiểu biết về hệ thống tư pháp hình sự. Đáng tiếc là ở nhiều nước, các chuyên gia tư pháp lại cho rằng sự chậm trễ này có nghĩa là nạn nhân khơng đáng tin cậy. Tịa án khơng nên có bất kỳ kết luận tiêu cực nào về việc nạn nhân chậm trình báo. Cụ thể là thẩm phán khi đánh giá mức độ đáng tin cậy của nạn nhân thì khơng nên dựa vào việc trình báo muộn để có kết luận bất lợi cho nạn nhân.

Khi xem xét lời khai của bị cáo và của nạn nhân, thẩm phán nên lưu ý rằng đó khơng phải là chứng cứ duy nhất để chứng minh vụ án. Thẩm phán cần cân nhắc kỹ những chứng cứ khác hiện có.

• Lời khai từ các nguồn khác. Ví dụ, bạn bè, hàng xóm hoặc một đứa trẻ có thể có mặt gần đó và có thể cung cấp chứng cứ trực tiếp về những gì đã nhìn thấy hoặc nghe thấy. Trong một số tình huống, bạn bè, hàng xóm hoặc trẻ em có thể làm chứng về những gì người khác kể lại cho họ (đây gọi là chứng cứ được thuật lại). Những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp này có thể cũng là những thông tin cơ sở quan trọng cho phép thẩm phán xác định được tội danh.

• Cũng có thể có chứng cứ về nhân thân xấu của bị can, ví dụ đã bị kết án hoặc cảnh cáo, có quá trình bạo lực trong quan hệ gia đình và báo cáo về các vụ việc trước kia.

• Có thể có thông tin từ các cơ quan khác như nhà tạm lánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Có thể có các quyết định khác của tòa án hoặc UBND như quyết định cấm tiếp xúc.

• Có thể có ghi chép của cơng an về những lời nói tự phát hoặc lời khai miệng của nạn nhân và bị cáo tại hiện trường.

• Ghi chép của công an cũng có thể cho biết có hung khí tại hiện trường, có quần áo bị rách hoặc dính máu, hoặc có đồ đạc bị đập phá.

• Ảnh chụp thương tích của nạn nhân hoặc hiện trường của tội phạm có thể sử dụng làm chứng cứ.

Việc xem xét bản cáo trạng của thẩm phán

Thẩm phán sẽ nghiên cứu bản cáo trạng và xem xét việc áp dụng các tội danh liên quan được quy định trong Bộ luật Hình sự. Một số vấn đề cần cân nhắc bao gồm:

• Đảm bảo để các lời buộc tội khơng cần cân nhắc đến những gì mà thủ phạm viện dẫn về vợ mình như “nói nhiều”, “lười” hoặc là anh ta “ghen”. Do đó tội phạm quy định ở điều 104 (cố ý gây thương tích) khơng nên giảm thành tội phạm ở điều 105 hoặc tội phạm quy định ở điều 93 (giết người) giảm thành tội phạm ở điều 95 vì những biện minh này.

• Nếu ban đầu bản cáo trạng buộc tội ở điều 104 (cố ý gây thương tích) và hồ sơ vụ án có ghi yêu cầu của người bị hại đề nghị rút lại yêu cầu khởi tố bị can, thẩm phán cần xem xét xem việc khởi tố có cần đến sự đồng ý của người bị hại khơng. Ví dụ, nếu tỷ lệ thương tật trên 31%, vụ án vẫn phải được đem ra xét xử. Nếu tỷ lệ dưới 31% và cần có sự đồng ý của nạn nhân để khởi tố theo điều 104 (khoản 1 và khoản 2), thẩm phán có thể cân nhắc quyết định thay đổi tội danh trong cáo trạng sang các tội danh khác như Điều 151 (tội hành hạ hoặc ngược đãi vợ, chồng), Điều 103 (tội đe dọa giết người), Điều 130 (tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ) hoặc Điều 121 (tội làm nhục người khác), nếu có chứng cứ thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm trên.

Xem xét các vấn đề khác trong hồ sơ vụ án

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán có thể được thơng báo rằng vụ án đã được giải quyết và biên bản giải quyết sẽ được đưa vào hồ sơ. Thẩm phán nên xem xét lại việc giải quyết một cách cẩn thận để đảm bảo rằng các bên liên quan tham gia giải quyết một cách tự nguyện. Các thẩm phán nên lưu ý về động cơ của bạo lực và ảnh hưởng của nó đối với sự an toàn của nạn nhân và “sự đồng ý” của nạn nhân đối với việc hòa giải; sự mất cân bằng về quyền lực trong các buổi hòa giải và sự đe dọa của thủ phạm trước và trong các buổi hòa giải. Các thẩm phán cũng cần đặt câu hỏi: liệu hịa giải có phải là giải pháp phù hợp khi BLGĐ đã diễn ra trong một thời gian liên tục. Hồ sơ vụ án có thể có những yêu cầu khác nhau của những người tham gia vào q trình tố tụng hình sự. Đó có thể là một yêu cầu của nạn nhân xin rút lại hồ sơ vụ án hoặc của kiểm sát viên đề nghị đình chỉ vụ án nếu nạn nhân đã xin rút lui. Trong trường hợp đó, thẩm phán chủ tọa phiên tịa cần tìm hiểu để hiểu thấu đáo lý do vì sao nạn nhân lại xin rút lại vụ án trước khi cân nhắc về phương án lựa chọn. Thẩm phán cần xác định xem nạn nhân có bị gây sức ép hoặc vì sợ mà rút lại hoặc khơng đồng ý đề nghị xử lý nữa. Thẩm phán cần phân tích tất cả thơng tin hiện có để có thể xác định tính chân thực của việc rút lui hoặc hủy bỏ đó.

Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung

Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có thể trả lại hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà khơng thể bổ sung tại phiên tịa được; khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; hoặc khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Khi thẩm phán quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì phải thơng báo cho Viện kiểm sát về những nội dung cụ thể yêu cầu bổ sung và lý do yêu cầu điều tra bổ sung. Viện kiểm sát hoặc Tịa án chỉ có thể trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung không quá 2 lần. Vì thế, quyết định yêu cầu điều tra bổ sung cần phải được cân nhắc thận trọng và toàn diện.

Thủ tục này phản ánh trách nhiệm của thẩm phán là đảm bảo rằng tất cả các vụ việc BLGĐ đã được điều tra triệt để và hoạt động điều tra đã tôn trọng quyền và nhu cầu của các bên liên quan.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 59 - 62)