Công tác điều tra: Những cân nhắc đối với vụ án BLGĐ

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 48 - 49)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

2.2 Công tác điều tra: Những cân nhắc đối với vụ án BLGĐ

Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra đều có vai trị trong điều tra vụ án hình sự. Kiểm sát viên có thể đề ra những yêu cầu điều tra cụ thể với Cơ quan Cảnh sát điều tra, có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra và thậm chí có thể kiến nghị Cơ quan điều tra thay thế điều tra viên trong một số trường hợp cụ thể. Kiểm sát viên cũng kiểm sát các quyết định của Cơ quan điều tra.

Trong giai đoạn điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thể ra một số quyết định như sau: • Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

• Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, như bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo

• Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng; • Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi.

• Kết luận điều tra và quyết định truy tố bị can.

• Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật; phê chuẩn, không phê chuẩn đối với các quyết định nêu trên.

Khi điều tra vụ án BLGĐ, khởi tố vụ án hình sự cũng như thực hiện cơng tác kiểm sát điều tra, kiểm sát viên và điều tra viên luôn phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, cán bộ điều tra và kiểm sát viên phải lưu ý rằng bạo lực trong gia đình khác với các hành vi bạo lực hoặc đe dọa bạo lực khác. Không bao hàm đầy đủ trong định nghĩa pháp lý, nhưng BLGĐ có các yếu tố kiểm sốt, áp chế và thao túng được coi là mục đích chính của người gây ra bạo lực. Các dạng bạo lực thể chất, tinh thần và các dạng bạo lực khác chỉ đơn giản là cơng cụ để đạt được mục đích chính nêu trên. Bạo lực tái diễn theo chu kỳ và không đơn giản chỉ là những cơn giận dữ bột phát mặc dù nó có thể tạo ra ấn tượng bên ngồi như vậy và làm cho những cán bộ không được tập huấn đầy đủ và hiểu rõ động cơ của BLGĐ có thể bị ngộ nhận.

BLGĐ không chỉ là tội phạm chống lại cá nhân nạn nhân mà là tội phạm chống lại nhà nước và là nỗi lo của cả cộng đồng. Các điều tra viên và kiểm sát viên cần có tinh thần trách nhiệm để xử lý một cách kiên quyết và triệt để các tội phạm liên quan đến BLGĐ, đảm bảo an toàn cho nạn nhân và bắt thủ phạm chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông qua những can thiệp hiệu quả từ sớm, họ có cơ hội quý báu để ngăn chặn các vụ BLGĐ tái diễn, thậm chí gây chết người.

Có một số điểm mà điều tra viên và kiểm sát viên cần cân nhắc khi điều tra và kiểm sát các vụ án BLGĐ: • Tích cực truy cứu tất cả các vụ việc hình sự

Đảm bảo rằng tất cả các vụ việc có tội phạm xảy ra đều phải được xử lý kiên quyết và triệt để để phòng ngừa bạo lực tiếp theo xảy ra trong tương lai.

Các vụ án BLGĐ cần phải được xử lý càng sớm càng tốt để khỏi ảnh hưởng đến sự an toàn của nạn nhân. Ngay sau khi vụ việc xảy ra thì nạn nhân thường có quyết tâm hợp tác cao hơn một thời gian sau đó, khi thủ phạm đã có thể tái kiểm sốt nạn nhân. Ngồi ra, chậm trễ tiến hành xử lý có thể làm tăng nguy cơ bạo lực tái diễn và có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Đảm bảo rằng tất cả các chứng cứ đều được thu thập

Thông thường, BLGĐ bao gồm một tập hợp hành vi chứ không chỉ là một sự việc đơn lẻ. Các điều tra viên và kiểm sát viên cần đảm bảo rằng tất cả thơng tin liên quan đến q trình bạo lực từ trước tới nay đều được thu thập.

Các điều tra viên và kiểm sát viên cũng không nên cho rằng lời khai của nạn nhân là cách duy nhất chứng minh tội phạm trước tòa. Trái lại cần cân nhắc xem có tài liệu nào, có liên quan hoặc khơng liên quan đến lời khai của nạn nhân, có thể hỗ trợ việc truy tố vụ án.

Công tác điều tra phải đảm bảo khách quan, toàn diện và thu thập được đầy đủ chứng cứ, ví dụ như có đầy đủ lời khai nhân chứng, các bức ảnh về thương tích và hiện trường vụ án. Thơng qua sử dụng triệt để các chứng cứ khác đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra thu thập thay vì chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân, kiểm sát viên có thể làm giảm nguy cơ nạn nhân bị thủ phạm trả thù và tăng khả năng điều tra và truy tố thành cơng. • Cần cân nhắc xem việc xử lý vụ án theo các thủ tục đơn giản có thật sự phù hợp với bản chất của các vụ

việc BLGĐ không

Bạo lực trong gia đình khác hẳn với các loại tội phạm bạo lực khác. Như đã đề cập ở trên, BLGĐ thường khơng chỉ là một sự việc đơn lẻ mà chính quyền cơ sở đã tham gia ngăn chặn, giải quyết mà là một hệ thống các hành vi vi phạm pháp luật. Thậm chí những hành động bạo lực đã được cán bộ công an đánh giá sơ bộ là ít nghiêm trọng thì cũng phải được xem xét lại một cách nghiêm túc. BLGĐ thường bị coi nhẹ vì tồn tại một quan niệm sai lầm coi đây là “chuyện riêng tư”.

Đảm bảo hỗ trợ cho nạn nhân trong suốt quá trình điều tra

Động cơ thúc đẩy BLGĐ, quyền lực và sự kiểm soát của người chồng bạo lực đối với vợ thường tác động đến mức độ hợp tác của nạn nhân trong quá trình tố tụng hình sự. Các kiểm sát viên cần đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra chuyển nạn nhân tới các dịch vụ hỗ trợ hoặc trực tiếp kiểm sát viên phải thực hiện cơng việc này. • An toàn cho nạn nhân và con cái họ là những vấn đề tiên quyết

Các kiểm sát viên cần đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện đánh giá và phát hiện các nguy cơ đe dọa sự an tồn của nạn nhân để tìm biện pháp khắc phục.

Nghiên cứu các vụ việc hoặc thủ tục pháp lý có liên quan khác

Các điều tra viên và kiểm sát viên cần nghiên cứu xem có các vụ việc liên quan, đang hoặc sắp được giải quyết theo thủ tục pháp lý, ví dụ như theo Luật Hơn nhân Gia đình hoặc các thủ tục khác như quyết định cấm tiếp xúc hay không.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)