MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ
3.1 Quyết định của Cơ quan điều tra về khởi tố vụ án hình sự
Trong các vụ án BLGĐ có nhiều trường hợp nạn nhân không sẵn sàng cung cấp thông tin hoặc không mong muốn xử lý hình sự. Sự miễn cưỡng của nạn nhân trong việc điều tra vụ án thường bị cơ quan công an và cán bộ điều tra hiểu nhầm là nạn nhân không quan tâm mong muốn điều tra và vì vậy họ cũng chẳng cần phải điều tra và truy tố vụ án làm gì. Hiểu được lý do vì sao một số nạn nhân tỏ ra miễn cưỡng như vậy, cảnh sát điều tra có thể có cách tác động để nạn nhân có thái độ hợp tác. Một số nạn nhân có thể miễn cưỡng tham gia tố tụng vì sợ bị thủ phạm trả thù, bị gia đình hoặc cộng đồng xa lánh, hoặc phải sống một mình nếu người gây bạo hành bị cưỡng chế ra khỏi nhà. Trong trường hợp này, cán bộ điều tra cần đặc biệt quan tâm trấn an nạn nhân và có các biện pháp cụ thể để bảo vệ nạn nhân. Có thể là đưa nạn nhân đến nhà tạm lánh, đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc đối với thủ phạm nếu điều kiện hoàn cảnh và các quy định pháp luật cho phép, cùng với nạn nhân xây dựng kế hoạch an toàn của cá nhân họ.
Sự miễn cưỡng của nạn nhân có thể xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau của quá trình điều tra và truy tố. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có điều kiện tiếp xúc từ sớm để trợ giúp nạn nhân, như tư vấn viên và người đại diện luật pháp, có thể khuyến khích sự hợp tác của nạn nhân.
Thực tiễn tốt:
Nhóm Diana ở Tây Ban Nha là đơn vị đặc biệt được thành lập trong lực lượng cảnh sát địa phương để giải quyết các vụ bạo lực trên cơ sở giới. Để tránh việc tiếp tục gây tổn thương cho nạn nhân, đơn vị này thực hiện hỗ trợ chuyên biệt và liên tục cho nạn nhân. Vì vậy thay vì phải làm việc với nhiều cảnh sát khác nhau - những người có thể khơng hiểu rõ tồn bộ tình hình của nạn nhân, họ được hỗ trợ bởi một nhóm những cảnh sát được đào tạo chuyên biệt về các vấn đề cụ thể phải giải quyết. Nhận thức được những động cơ cụ thể và ảnh hưởng của tội phạm dạng này đến đời sống của nạn nhân đã giúp xác định những tiêu chí của biện pháp can thiệp đối với BLGĐ là: khẩn cấp, kề cận, và liên tục.
Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam quy định những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có u cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, ví dụ khoản 1 Điều 104 khi tỷ lệ thương tật dưới 31%. Cần lưu ý là khi tỷ lệ thương tật trên 31% tức là một vụ tấn công nghiêm trọng về thể chất đã xảy ra, trong đó tính chất tội phạm đã rõ ràng và Cơ quan Cảnh sát điều tra cần tiến hành điều tra mà không cần yêu cầu của nạn nhân. Trong những trường hợp địi hỏi phải có yêu cầu của nạn nhân để khởi tố vụ án, cán bộ điều tra phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ một cách chuyên nghiệp và cho nạn nhân thời gian để quyết định có muốn khởi tố hay khơng. Ngồi ra, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng cần xác định xem có hay khơng những tình tiết để có thể khởi tố theo các tội danh mà theo quy định của Bộ luật Hình sự thì khơng cần có u cầu của người bị hại, ví dụ tội phạm được quy định tại điều 151. Cơ quan Cảnh sát điều tra cần lưu ý rằng các hình thức xử lý hành chính là khơng cần sự đồng ý của nạn nhân và vì thế có thể áp dụng thay cho việc điều tra vụ án hình sự khi nạn nhân khơng yêu cầu, dù họ đã được tư vấn.
Trong những trường hợp không cần đến yêu cầu của nạn nhân (ví dụ Điều 151 của Bộ luật Hình sự), cán bộ điều tra phải giải thích cho cả nạn nhân và thủ phạm hiểu rằng việc khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra tội phạm là theo quy định của pháp luật (vì có dấu hiệu của tội phạm), và chỉ có điều tra viên hoặc kiểm sát viên mới có quyền thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự. Điều này là nhằm giải quyết lo ngại về việc thủ phạm sẽ trả thù nạn nhân nếu tin rằng hành động của nạn nhân đã khiến anh ta bị khởi tố hình sự hoặc xử lý hành chính.
Thực tiễn tốt
Một số nước thực hiện truy tố không phụ thuộc vào quyết định của nạn nhân và có chính sách truy tố bắt buộc khi có chứng cứ chứng minh tội phạm. Trong trường hợp đó cảnh sát cần tiến hành điều tra tỷ mỉ tất cả các vụ án về BLGĐ và bắt thủ phạm. Những nước thực hiện chính sách này tin rằng đây là vì lợi ích lớn nhất của nạn nhân và chính sách này sẽ khiến nạn nhân an toàn hơn trong tương lai.