Nghị định số 19/2009/NĐ-CP ngày 19/02/

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 34 - 37)

• Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác.

• Cần phải thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ cho việc quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

• Người có hành vi BLGĐ vi phạm quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã.

Quyết định tạm giữ và điều kiện để chấm dứt tạm giữ phải tính đến sự an tồn của nạn nhân và những người khác liên quan trong gia đình, xã hội và các quan hệ khác và phát huy tác dụng ngăn chặn những hành vi bạo lực tiếp theo.

Khi có căn cứ để cho rằng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phịng, nhân viên Hải quan đang thi hành cơng vụ được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng như khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật (khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

Khác với trưởng công an phường, trưởng công an xã không được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo vệ. Khi trưởng cơng an xã phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ thì phải lập tức báo cho Chủ tịch UBND xã/thị trấn trừ khi có căn cứ để cho rằng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ.

2.3. Thủ tục xử phạt

Luật phịng, chống BLGĐ khơng quy định chi tiết về thủ tục phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ. Do vậy cần áp dụng các thủ tục được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn được quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh. Nếu để quá thời hạn mà khơng ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt được xác định là có lỗi. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nếu nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng. Tuy nhiên trong phịng chống BLGĐ, người có thẩm quyền trong một số trường hợp phải xác định ai là người tấn cơng chính. Nếu cả hai người đều bị xử lý hành chính thì có thể tổn thương cho nạn nhân, làm nạn nhân giảm mong muốn tìm kiếm giúp đỡ trong tương lai và làm tăng nguy cơ xảy ra thương tích nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Người có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản đối với những vi phạm không nghiêm trọng. Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng với những trường hợp khơng có tình tiết phức tạp địi hỏi tiếp tục làm rõ hoặc hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 110/2009/NĐ-CP thì các vi phạm trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ không áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản.

(Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 19 của Nghị định. 128/2008/NĐ-CP)

2.4. Phạt tiền

Cùng với cảnh cáo thì phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính phổ biến cho những vi phạm hành chính lần đầu.

Văn bản pháp lý cần tham khảo: Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Chương IV Nghị định 128/2008/ NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trên; Chương III Nghị định 110/2009/ NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng, chống BLGĐ.

Thủ tục phạt

Nếu vi phạm thuộc mức phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền có thể áp dụng thủ tục đơn giản. Nếu vi phạm thuộc mức phạt tiền trên 200.000 đồng thì người có thẩm quyền có thể phạt theo thủ tục có lập biên bản. Theo quy định của Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản. Nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt

Người vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu người vi phạm khơng tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định các biện pháp cưỡng chế (Điều 66) và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế (Điều 67). Thủ tục thi hành các biện pháp cưỡng chế được quy định trong Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005.

Những người không chấp hành quyết định phạt sẽ bị áp dụng một số hình thức cưỡng chế, bao gồm cả tạm giữ người.

Mục 3: Các biện pháp khác liên quan tới vi phạm hành chính

Trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ, có một số biện pháp xử lý hành chính khác có thể áp dụng khi mức độ bạo lực chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là các biện pháp:

(i) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; (ii) Đưa vào cơ sở giáo dục;

Các biện pháp này được quy định tại Điều 23, 24 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 43 của Luật phòng chống BLGĐ.

3.1 Xác định các biện pháp xử lý hành chính khác đối với những người thường xuyên có hành vi BLGĐ

Người thường xuyên có hành vi BLGĐ đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi BLGĐ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Người có hành vi BLGĐ đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi BLGĐ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục thực hiện các biện pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục hoặc đưa vào trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 34 - 37)