Những vấn đề mà kiểm sát viên cần cân nhắc Tiếp xúc ban đầu đối với nạn nhân

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 64 - 66)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

6.1Những vấn đề mà kiểm sát viên cần cân nhắc Tiếp xúc ban đầu đối với nạn nhân

Tiếp xúc ban đầu đối với nạn nhân

Cách tiếp cận hiệu quả của Kiểm sát viên là tiếp xúc sớm với nạn nhân. Kiểm sát viên cũng nên tránh đổ lỗi cho nạn nhân về vụ bạo lực, cung cấp cho nạn nhân thơng tin về quy trình tiến hành phiên tòa và vai trò của nạn nhân như là người làm chứng. Những hành động này có thể giúp phá vỡ cảm giác bị cô lập của nạn nhân và khiến nạn nhân tin rằng Viện kiểm sát có thể giúp chấm dứt tình trạng bạo lực đối với mình. Kiểm sát viên nên bảo vệ nạn nhân tránh bị hỏi những câu xâm phạm quá sâu hoặc làm xấu hổ nạn nhân tại phiên tịa, trừ khi những câu hỏi đó là cần thiết và lý do để hỏi đã được giải thích.

Cách tiếp cận hiệu quả

• Tiếp xúc với nạn nhân ngay từ đầu khi tiếp nhận vụ án.

• Giành thời gian để giải thích cho nạn nhân về các bước của q trình tố tụng • Giải thích về vai trị của nạn nhân như một nhân chứng trong quá trình tố tụng.

• Cung cấp thơng tin về những cơ quan có thể bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, như nhà tạm lánh, trung tâm tư vấn pháp lý.

• Giúp nạn nhân liên hệ với những cơ quan này.

• Không phán xét hoặc đổ lỗi cho nạn nhân mà giải thích rằng cả hai bên có chung một mục đích – đó là chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ.

Mặc dù sự tham gia ý kiến của nạn nhân là quan trọng nhưng quyết định cuối cùng có truy tố hay khơng, truy tố về tội gì vẫn là quyết định của kiểm sát viên. Kiểm sát viên cần nhớ rằng những hành vi đang được xem xét là tội phạm chứ không phải vấn đề riêng tư của gia đình. Tuy nhiên, họ cũng cần lưu ý rằng nạn nhân có thể có những lo lắng chính đáng về sự an tồn của mình. Kiểm sát viên cần đề nghị áp dụng bất kỳ biện pháp gì cần thiết để bảo vệ nạn nhân trong trường hợp đó.

Xử lý đối với trường hợp nạn nhân xin bãi nại

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nạn nhân muốn bãi nại hoặc rút lại lời khai của mình sau khi cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc sau khi kiểm sát viên đã chuyển hồ sơ và bản cáo trạng sang tòa trước khi phiên tịa diễn ra? Đơi khi nạn nhân sẽ đề nghị công an và/hoặc kiểm sát viên không tiếp tục quá trình tố tụng nữa và từ chối cung cấp chứng cứ. Nạn nhân có thể rút lại lời khai của mình trước phiên tịa. Nếu xảy ra điều này, kiểm sát viên cần hỏi nạn nhân để hiểu được nguyên nhân của việc bãi nại hoặc rút lời khai trước khi quyết định có hành động gì. Kiểm sát viên cần xác định xem liệu có phải nạn nhân bị gây sức ép hoặc bị đe dọa mà phải bãi nại hay không. Để hiểu rõ hơn về vụ án này và những nguyên nhân đằng sau việc bãi nại, kiểm sát viên có thể lấy thơng tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra, bao gồm các thơng tin:

• Có q trình ngược đãi từ trước đến nay khơng; • Gần đây có ly thân khơng;

• Có quá trình gây quấy rối từ trước đến nay khơng; • Có đang tiến hành các thủ tục ly hơn hay khơng; • Bị can có tiền sử bệnh tâm thần khơng;

• Bị can đã bao giờ đe dọa nạn nhân hoặc con cái dưới một hình thức nào đó hay chưa; • Liệu gia đình nạn nhân có gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính khơng;

• Bị cáo có việc làm khơng;

• Nạn nhân có bị phụ thuộc về tài chính vào bị cáo khơng; • Bị cáo có tiền án tiền sự khơng;

• Bị cáo có nghiện rượu hay ma túy khơng; • Tại sao nạn nhân xin bãi nại;

• Việc bãi nại xảy ra khi nào và trong hồn cảnh nào;

• Bị cáo có sử dụng hoặc đe dọa sử dụng hung khí đối với nạn nhân hoặc con cái khơng; • Bị cáo có chuẩn bị hung khí khơng.

Mục đích của việc hỏi và thu thập thơng tin là:

• Xác định tính chân thực trong việc bãi nại; • Hiểu rõ động cơ của việc bãi nại;

• Đánh giá độ tin cậy của nạn nhân với tư cách là nhân chứng;

• Trấn an và động viên nạn nhân tiếp tục tham gia vào q trình tố tụng;

• Thơng báo cho nạn nhân những điều kiện liên quan để bị cáo được bảo lãnh tại ngoại; • Chắc chắn rằng nạn nhân đã biết về các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng;

• Thơng báo cho nạn nhân biết về vai trò của kiểm sát viên trong cơng tác tố tụng và đề x́t hình phạt đối với người phạm tội.

Các kiểm sát viên cần nhận thức về bản chất của BLGĐ, về quyền lực và sự kiểm soát của thủ phạm đối với nạn nhân và cần làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ nạn nhân trong q trình tố tụng hình sự; động viên nạn nhân tham gia vào quá trình tố tụng và cung cấp những chứng cứ tốt nhất.

• Hỏi nạn nhân xem cần hỗ trợ gì trong q trình tố tụng.

• Cảm xúc của nạn nhân thế nào khi phải đối mặt với bị can tại phiên tịa? Biện pháp gì để hạn chế tối đa sự tiếp xúc này?

Nếu nạn nhân vẫn từ chối tham gia kể cả khi được động viên thì kiểm sát viên có một số phương án lựa chọn. Cần xác định xem liệu có thể tiếp tục vụ án mà không cần sự tham gia nạn nhân, có thể chuyển lời khai của nạn nhân cho cảnh sát mà khơng cần sự có mặt của nạn nhân hoặc có đủ chứng cứ khác để tiến hành tố tụng mà không cần lời khai của nạn nhân? Một quyết định khó khăn với kiểm sát viên là có nên có yêu cầu nạn nhân tham gia phiên tịa hay khơng vì việc đó có thể khiến nạn nhân bị ảnh hưởng và bị tổn thương trong lúc ra tòa.

Khi xác định các bước tiếp theo, kiểm sát viên cần xem xét: • Tính chất nghiêm trọng của tội phạm;

• Mức độ thương tích của nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần; • Có sử dụng vũ khí khơng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Việc hành hung là có kế hoạch khơng;

• Con cái họ có chứng kiến (nhìn hoặc nghe thấy) sự việc xảy ra khơng; • Ảnh hưởng (cả về thể chất lẫn tinh thần) đến con cái trong gia đình; • Khả năng tái diễn sự việc;

• Hiện trạng quan hệ giữa nạn nhân với bị cáo và đánh giá về tính bền vững;

• Ảnh hưởng của việc tiếp tục truy tố, dù nạn nhân không muốn truy tố, đối với mối quan hệ này; • Q trình quan hệ (đặc biệt là nếu có bạo lực trước đó);

• Tiền án tiền sự của bị can (đặc biệt là về bạo lực).

Những thông tin nền tảng là rất quan trọng để kiểm sát viên đưa ra quyết định tốt nhất - làm thể nào xử lý được vụ án khi nạn nhân đã rút yêu cầu truy tố. Trong những trường hợp mà yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại là yếu tố bắt buộc theo quy định tại điều 105 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì kiểm sát viên cần cân nhắc xem có thể áp dụng những tội danh khác, khơng địi hỏi có u cầu của người bị hại, ví dụ như điều 151 Bộ luật Hình sự. Kiểm sát viên cũng phải xem xét trong những vụ án đó có cần hoặc có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ nhân chứng hay không, nhất là khi nạn nhân không muốn tiếp tục tham gia tố tụng do sợ hãi và do bị can đe dọa. Nếu kiểm sát viên nghi ngờ rằng nạn nhân đang bị gây sức ép hoặc dọa dẫm phải rút lại tố cáo, họ có thể đề nghị cảnh sát điều tra bổ sung. Việc điều tra có thể xác định thêm tội danh khác ví dụ quấy rối, đe dọa nhân chứng hoặc xác định được các điều kiện cho bảo lãnh tại ngoại đã bị vi phạm. Trong trường hợp đó, kiểm sát viên cần xem xét chứng cứ và quyết định có cần buộc tội thêm không.

Thông tin cung cấp cho nạn nhân

Nạn nhân cần được thông tin thường xuyên về diễn biến của vụ án và có cơ hội đưa ra các kiến nghị. Thiếu thơng tin có thể khiến nạn nhân hiểu sai về quá trình tố tụng và khiến nạn nhân thấy bị đe dọa và sợ hãi. Ví dụ, nếu thủ phạm được bảo lãnh tại ngoại mà khơng thơng báo cho nạn nhân thì nạn nhân sẽ khơng thể tự bảo vệ an tồn của mình và các con.

Một trong những nguyên nhân chính khiến các vụ án BLGĐ bị bỏ lọt là thiếu sự liên hệ giữa kiểm sát viên và nạn nhân. Liên hệ sớm với nạn nhân và chuyển gửi ngay nạn nhân đến các cơ sở hỗ trợ nếu có là rất cần thiết đối với an toàn của nạn nhân và việc truy tố vụ án thành công. Viện kiểm sát nên thông tin cho nạn nhân về tất cả quy trình thủ tục, tốt nhất là có trao đổi để tư vấn đầy đủ cho nạn nhân về những phương án lựa chọn khác nhau trong từng bước của quá trình tố tụng. Cần duy trì việc liên lạc với nạn nhân cho đến khi vụ án kết thúc. Việc cung cấp đầy đủ thơng tin có liên quan đến an tồn của nạn nhân. Kiểm sát viên cần gặp gỡ nạn nhân ở giai đoạn đầu của quá trình tố tụng, vào thời điểm cụ thể mà kiểm sát viên thấy phù hợp. Điều này có thể giúp kiểm sát viên có được những quyết định chắc chắn hơn về bất kỳ vấn đề nào của vụ án và giúp nạn nhân có được thơng tin trong suốt quá trình tố tụng.

Cơng tác bảo vệ và các vấn đề bí mật

Trước phiên tịa, nếu có căn cứ cho rằng bị cáo đe dọa hoặc xâm phạm cuộc sống, danh sự, nhân phẩm của nạn nhân hoặc sự an toàn của người thân nạn nhân và việc này làm cản trở quá trình xét xử thì thẩm phán thụ lý vụ án có thể báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án ra quyết định tạm giữ bị can theo quy định tại điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Nếu kiểm sát viên biết được điều này thì cần thơng báo ngay cho tịa án.

Kiểm sát viên phải bảo vệ bí mật những thơng tin về nạn nhân. Tất cả tài liệu của tịa án khi cơng khai với cơng chúng và thủ thạm thì cần thận trọng khi nhắc đến nơi ở của nạn nhân nếu nạn nhân khơng cịn ở chung với chồng. Viện kiểm sát nên giữ bí mật những thơng tin liên quan đến việc điều tra vụ án khi áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân. Điều này bao gồm cả việc không để lộ thơng tin cho báo chí, cơng chúng về nhân thân, cuộc sống của nạn nhân.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 64 - 66)