Báo cáo vụ án – đánh giá lại các chứng cứ

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 52 - 55)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

3.3Báo cáo vụ án – đánh giá lại các chứng cứ

Chứng cứ – Chứng cứ của nạn nhân và chứng cứ chứng thực

Để đảm bảo vụ án được xét xử thành công ngay cả khi nạn nhân không hợp tác, kiểm sát viên cần cân nhắc các chứng cứ độc lập với lời khai hoặc chứng thực cho lời khai của nạn nhân. Kiểm sát viên nên đặt vấn đề xem có thể xét xử vụ án mà khơng cần có mặt của nạn nhân. Điều này có thể thực hiện được nếu các chứng cứ chứng thực, bổ sung khác có đầy đủ.

Lời khai của nạn nhân về vụ án xảy ra là một loại chứng cứ nhưng không phải là chứng duy nhất để chứng minh tội phạm. Kiểm sát viên cần tích cực thu thập các chứng cứ khác. Ví dụ, bạn bè, hàng xóm hoặc một đứa trẻ có thể có mặt gần đó và có thể cung cấp chứng cứ trực tiếp về những gì đã nhìn thấy hoặc nghe thấy. Trong một số tình huống, bạn bè, hàng xóm hoặc trẻ em có thể làm chứng về những gì người khác kể lại cho họ (đây gọi là chứng cứ được thuật lại). Những thơng tin trực tiếp hoặc gián tiếp này có thể cũng là những thơng tin cơ sở quan trọng cho phép kiểm sát viên xác định được tội danh. Trong các trường hợp khác, có thể có những chứng cứ y tế (ví dụ ghi chép của bác sỹ ở địa phương hoặc phòng khám cấp cứu) hoặc các bức ảnh về thương tích của nạn nhân có thể sử dụng là chứng cứ. Trong một số ít các trường hợp, kiểm sát viên có thể sử dụng chứng cứ về nhân thân xấu của thủ phạm như tiền án, tiền sự, phê bình trong cộng đồng hoặc bị cảnh cáo, để góp phần chứng minh tội phạm trong quá trình truy tố, xét xử được đúng đắn, chính xác.

Thực tiễn tốt

Hội nghị nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc đã công nhận một thực tiễn tốt về lập pháp cho phép truy tố thủ phạm khi vắng mặt nạn nhân trong các vụ án bạo lực đối với phụ nữ, khi nạn nhân khơng có khả năng hoặc khơng mong muốn cung cấp chứng cứ.

Chứng cứ chứng thực là gì?

Chứng cứ chứng thực là những chứng cứ khác có thể tin cậy được ngoài lời khai của nạn nhân để chứng minh có vụ việc xảy ra như mơ tả của nạn nhân. Các chứng cứ đó có thể bao gồm:

• Bản báo cáo của cán bộ cơng an • Lời khai của hàng xóm

• Lời khai của một người làm chứng trực tiếp khác (có thể là trẻ em) • Ghi âm của cuộc điện thoại gọi đến số khẩn cấp 113 hoặc 115 • Ghi chép của cơng an về thương tích (có sự tham gia của cán bộ y tế) • Chứng cứ y tế

• Ảnh chụp thương tích và hiện trường • Thiệt hại về tài sản được công an ghi chép lại

• Hồ sơ về các vụ việc trước đây, tiền án, tiền sự hoặc những lần hòa giải

BLGĐ thường xảy ra trong bối cảnh riêng tư, đôi khi nạn nhân có thể là người chứng kiến duy nhất. Điều này có nghĩa là trừ khi thủ phạm thừa nhận lỗi hoặc vụ án có chứng cứ hỗ trợ rất thuyết phục, nếu không nạn nhân vẫn phải cung cấp chứng cứ. Nạn nhân khơng hợp tác có thể do sợ hãi, do gắn bó về tình cảm hoặc trung thành với thủ phạm. Xử sự một cách tế nhị và tơn trọng nạn nhân có thể khuyến khích nạn nhân tham gia quá trình tố tụng và nội dung này sẽ được trình bày chi tiết hơn tại mục 5 của mô-đun này.

Khi xem xét lời khai của nạn nhân trong hồ sơ vụ án, kiểm sát viên cần lưu ý rằng một số đơn tố cáo về BLGĐ phải mất một thời gian mới được gửi đi do lo sợ trả thù hoặc bị đe dọa hoặc do một số lý do khác. Không nên suy luận tiêu cực về điều này và cũng khơng nên để nó ảnh hưởng đến việc đánh giá độ tin cậy trong lời khai của nạn nhân.

Hành vi quá khứ và tính trung thực trong lời khai của bị can

Kiểm sát viên cần xem xét tất cả các chứng cứ và những biện hộ có thể có khi xem xét hồ sơ vụ án. Kiểm sát viên không nên chỉ tập trung vào hành vi của nạn nhân mà cần tìm hiểu chi tiết về những hành vi sai trái trước đây của bị can nếu có, để đánh giá xem những chứng cứ này có thể được sử dụng trong vụ án hay khơng.

• Bị can có tiền án, tiền sự liên quan đến bạo lực khơng? • Bị can có hành vi và thái độ thế nào khi bị bắt giữ? • Bị can có thừa nhận tội khơng?

• Có vụ việc BLGĐ trước đây chưa được xử lý không? Bao gồm cả những vụ việc xử lý vi phạm hành chính, góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư và hịa giải?

• Chứng cứ về nhân thân xấu của bị can?

Khi xem xét các chứng cứ, kiểm sát viên cần tìm hiểu độ trung thực trong lời khai của bị can như một phần của việc xem xét, đánh giá chứng cứ buộc tội. Kiểm sát viên cần lưu ý:

• Lời khai của bị can có hợp lý khơng?

• Có dấu hiệu thương tích khi bị bắt giữ khơng (đây là những vết thương khi tấn công như vết xước ở khớp ngón tay hay vết thương do chống cự?)

• Có sự mâu thuẫn trong lời khai của bị can khơng?

Chứng nhận thương tích

Chứng cứ về thương tích trong hồ sơ bệnh án hoặc chứng nhận giám định có thể là một phần quan trọng trong tồn bộ chứng cứ để khẳng định lời khai của nạn nhân. Tuy nhiên kiểm sát viên cần lưu ý, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những rào cản lớn nhất mà nạn nhân BLGĐ có thể gặp phải khi đi tìm cơng lý là yêu cầu về trình tự, thủ tục hoặc yêu cầu phải có chứng nhận tỷ lệ thương tật do Hội đồng giám định pháp y Nhà nước kết luận để làm chứng cứ. Nhiều nước có yêu cầu chứng nhận thương tật của nạn nhân trước khi tiến hành xét xử vụ án. Một số nước khác có thể khơng cần những thủ tục pháp lý này - những thủ tục khiến phiên tòa phải phụ thuộc rất nhiều vào chứng nhận thương tật chính thức để chứng minh vụ việc BLGĐ.

Thực tiễn tốt

Hội nghị nhóm chun gia của Liên hợp quốc đã cơng nhận một thực tiễn tốt về lập pháp cho phép không cần đến chứng cứ y tế và pháp y để buộc tội thủ phạm.

Tại Việt Nam, để buộc tội cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ luật Hình sự) thì cần đến chứng nhận thương tích. Điều 104 nêu 4 nhóm thương tích xác định theo tỷ lệ thương tật và các khung hình phạt tương ứng: (i) dưới 11%; (ii) từ 11% đến 30%; (iii) từ 31% đến 60% và (iv) từ 61% trở lên. Chứng nhận thương tật được cấp sau khi có kết quả trưng cầu giám định thương tật chỉ rõ tỷ lệ thương tật và sau đó sẽ được các kiểm sát viên và thẩm phán xem xét để quyết định áp dụng khoản nào trong Điều 104.

Một vấn đề đáng quan tâm về việc sử dụng chứng nhận thương tật để đánh giá mức độ nghiêm trọng của thương tích là chứng nhận thương tật thường chỉ ghi nhận một vụ việc đơn lẻ. Nó khơng đánh giá tác động của các thương tích lặp đi lặp lại trong một thời gian dài hoặc đánh giá những thương tích về tâm lý. Hơn nữa, tại thời điểm giám định y khoa, mức độ thương tích có thể chưa thể hiện đầy đủ. Ví dụ, bóp cổ là một trong những thương tích phổ biến nhất nhưng thường bị bỏ qua trong các vụ BLGĐ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra khả năng có thể dẫn đến chết người của loại thương tích này. Não bị tổn hại do thiếu ơ-xy, nạn nhân có thể bị đột quỵ, sẩy thai hoặc chết trong vài tuần. Những dấu hiệu ban đầu của bóp cổ, có thể bao gồm sự thay đổi giọng nói, khị khè, khó nuốt, khó thở, trầy xước, da cổ đổi màu, các vết hằn ở da, lưỡi sưng, vỡ mao mạch ở mắt; có thể khơng coi là có tỷ lệ thương tật trên 11%.

Một vấn đề khác liên quan đến chứng nhận thương tật là những cán bộ y tế thực hiện giám định có thể khơng được tập huấn về cách làm việc với nạn nhân BLGĐ. Họ có thể có những quan niệm sai lầm về nạn nhân BLGĐ như đã đề cập ở mô-đun 3. Nếu họ tin rằng người vợ “lười biếng” hoặc “lắm điều” làm kích động chồng thì suy nghĩ ấy có thể làm ảnh hưởng tới kết quả đánh giá, làm giảm tỷ lệ thương tật trong những trường hợp đó. Chỉ có tịa án mới có quyền tuyên bố một người là có tội hay khơng có tội chứ khơng phải là các cán bộ y tế.

Ở Việt Nam, không phải tội danh nào về BLGĐ cũng cần đến chứng nhận tỷ lệ thương tật là một tình tiết định tội. Ví dụ:

• Điều 151 – Ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình – yêu cầu phải chứng minh được “hậu quả nghiêm trọng”. Hậu quả nghiêm trọng khơng chỉ nói đến là các thương tật về thể chất mà cịn là các thương tích về tâm lý/ tình cảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Điều 103 – Đe dọa giết người – phải có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện;

• Điều 121 – Tội làm nhục người khác – yêu cầu có chứng cứ về việc “xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm người khác.

Trong luật không quy định bắt buộc phải có giấy chứng nhận của một cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để chứng thực những thương tích về tâm lý. Tuy nhiên trên thực tế người ta vẫn cần có giấy chứng nhận điều trị tâm lý hoặc chứng nhận điều trị y tế. Hồ sơ bệnh án có lẽ là đủ để chứng minh sự cần thiết phải điều trị y tế đối với trường hợp có thể để lại hậu quả tâm lý. Ví dụ trường hợp người vợ bị bỏ đói hoặc khát. Trong một số trường hợp, dư luận xã hội cũng đủ để khởi tố vụ án, như vụ người chồng nhốt vợ vào chuồng chó để làm nhục vợ, khiến dư luận hết sức căm phẫn.

Chứng thực của chun gia

Kiểm sát viên có thể khuyến khích sử dụng chứng thực của chuyên gia trong các vụ án BLGĐ. Các chun gia có thể giúp tịa án hiểu thêm động cơ của BLGĐ, những thủ đoạn về quyền lực, kiểm soát và động cơ của việc ngược đãi. Các chun gia có thể hỗ trợ tịa án bằng cách giải thích các hành động của nạn nhân khi nạn nhân tiếp tục, thay đổi hay bỏ cuộc hoặc có sự chậm trễ trong trình báo hoặc do dự trong việc có đề nghị truy tố thủ phạm. Việc sử dụng các chứng thực của chuyên gia trong các vụ án BLGĐ cần phải tuân thủ theo các quy định về trình tự thủ tục của Việt Nam.

Kiểm sát viên có thể cân nhắc những vấn đề sau khi đặt câu hỏi cho chuyên gia: • Quyền lực và sự kiểm sốt đối với nạn nhân.

• Sự bỏ cuộc, phủ nhận và giảm nhẹ - hiện tượng xảy ra với nhiều nạn nhân, nhưng không phải tất cả. • Sự lẫn lộn yêu và sợ của nạn nhân tại toà án, khi thủ phạm xin lỗi và hứa sẽ khơng tái phạm.

• Tập trung vào tác động của hành vi ngược đãi của bị cáo đối với nạn nhân.

Bảng kiểm về chứng cứ và các vấn đề

Các vấn đề cần cân nhắc Quyết định/Ghi chú Ngày ghi nhận thông tin 1. Các thông tin cần thiết từ công an

Mối quan hệ từ trước tới nay Các vụ việc trước đây

Có chứng cứ/sự sẵn sàng cung cấp chứng cứ của nạn nhân Ảnh hưởng của vụ kiện đối với trẻ em

Trẻ em đã ở đâu khi vụ việc xảy ra

Thu xếp của gia đình hiện nay và thơng tin/nhận định của công an về quan hệ trong tương lai

Khả năng tái diễn

Nhận định về sự an toàn của nạn nhân và trẻ em, nếu có Đánh giá rủi ro chính thức, nếu có

Thơng tin từ các cơ quan khác, như nhà tạm lánh Nhu cầu về các biện pháp đặc biệt

Các vấn đề cần cân nhắc Quyết định/Ghi chú Ngày ghi nhận thơng tin 2. Chứng cứ

Ảnh chụp hiện trường, chụp thương tích, ảnh chụp lần sau của thương tích

Hồ sơ bệnh án, chứng nhận giám định thương tật Lời khai của nạn nhân, bao gồm cả bản viết tay và trình bày miệng

Lời khai của người làm chứng

Lời khai của bị can, gồm bản tự khai và biên bản hỏi cung do công an ghi chép lại

Các loại hung, vũ khí thu được Quần áo rách và dính máu thu được

Các báo cáo trước đây của công an hoặc báo cáo về vụ việc Tiền án

Tiền sự

Bản thỏa thuận hòa giải Ghi âm cuộc gọi 113/cấp cứu

Thư từ và ghi chép của thủ phạm, nếu có liên quan

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 52 - 55)