MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ
1.3 Tổng quan về quy trình tư pháp hình sự trong giải quyết vấn đề BLGĐ
Cơng an cấp cơ sở nhận được trình báo về BLGĐ
⇓ ⇓ ⇓ Tố giác của người dân Thông tin của CQ nhà nước/tổ chức XH Thông tin đài báo
⇓
Nếu công an cấp cơ sở đánh giá đây là tội phạm sẽ liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cơ quan điều tra sẽ xác minh thông tin và quyết định vụ việc có dấu hiệu của một vụ án hình sự hay khơng
⇓
Khởi tố vụ án, lập hồ sơ và tiến hành điều tra Viện kiểm sát kiểm sát công tác điều tra
⇓
Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ vụ án và quyết định có truy tố bị cáo trước tịa bằng bản cáo trạng hay không
⇓
Xét xử sơ thẩm
Thẩm phán chủ tòa phiên tòa phán quyết là bị cáo có phạm tội hay khơng.
Mặc dù BLGĐ là một vấn đề phổ biến và đã được nghiên cứu nhiều nhưng phụ nữ vẫn gặp phải nhiều khó khăn khi tìm sự hỗ trợ từ hệ thống tư pháp hình sự. Để phịng chống BLGĐ có hiệu quả, các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán cần phải hiểu được những rào cản trong hệ thống tư pháp hình sự khiến nạn nhân bị cản trở khả năng tiếp cận công lý.
Mục 2: Tiến hành điều tra vụ án hình sự 2.1 Sự tham gia của Cơ quan điều tra
Có 5 căn cứ để cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án BLGĐ: 1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.
Viện kiểm sát, Tịa án cũng có thể nhận được trực tiếp thơng tin về vụ án hình sự liên quan đến BLGĐ thơng qua nhiều nguồn khác nhau. Đó có thể là thơng tin từ nạn nhân, các cá nhân, cơ quan, tổ chức, ví dụ Hội Phụ nữ hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các Viện kiểm sát, Tịa án cần ngay lập tức phải chuyển các thơng tin trình báo về BLGĐ đến Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền.
Khi đến hiện trường hoặc khi tham gia giải quyết vụ việc, cơ quan điều tra cần: • Xác định là có vụ việc phạm tội hay là thơng tin khơng chính xác. • Xác định nạn nhân và người làm chứng.
• Thu thập và bảo quản các loại chứng cứ có liên quan.
• Xác định nguyên nhân, hậu quả, phương thức, thủ đoạn và địa điểm của vụ phạm tội. • Xác định thủ phạm và những người khác có liên quan.
• Khi cần thiết, xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự. • Lập hồ sơ vụ án.
• Phịng ngừa hậu quả tiếp theo (xảy ra đối với nạn nhân và những người khác có thể bị ảnh hưởng như trẻ em).