Tác động tiêu cực đối với xã hội là truyền bá quan niệm xã hội tiêu cực

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 33 - 34)

2.2. Biện pháp đình chỉ và ngăn chặn vi phạm hành chính trong tương lai

Sau khi xác định rằng vụ việc BLGĐ là hành vi vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng biện pháp để đình chỉ và ngăn chặn bạo lực tái diễn. Các biện pháp này được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Luật phịng, chống BLGĐ. Các biện pháp này là nhằm kịp thời bảo vệ nạn nhân, chấm dứt bạo lực và/hoặc giảm thiệt hại do bạo lực gây ra.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định một số biện pháp ngăn chặn hành chính như sau:

 Tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính

 Khám người theo thủ tục hành chính;

 Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính;

 Khám nơi cất giấu tang vật theo thủ tục hành chính.

Luật phịng, chống BLGĐ quy định những biện pháp sau đây để đình chỉ và ngăn chặn vi phạm hành chính tái diễn:

 Biện pháp cấm tiếp xúc, tức là cấm người có hành vi BLGĐ đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thơng tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân.

 Đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Luật phòng, chống BLGĐ cũng quy định những thủ tục cần thực hiện khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc. ). Để thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc thì nạn nhân BLGĐ phải có u cầu và biện pháp này được áp dụng trong trường hợp hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân”. Nạn nhân có thể yêu cầu áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo 2 cách:

1. Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình có thể quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày;

2. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự có thể quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng.

Điều 9 của Nghị định 08 quy định rằng công an là một trong những cơ quan có thẩm quyền để gửi đơn yêu cầu UBND ra quyết định cấm tiếp xúc. Cơng an có thể có đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ sau đây:

• Có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi BLGĐ gây ra;

• Có dấu vết thương tích trên cơ thể nạn nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần của nạn nhân BLGĐ;

• Có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân BLGĐ.

Các biện pháp trên không nằm trong quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Các quy trình thủ tục của hệ thống tư pháp hình sự được mơ tả trong mơ-đun 7.

Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc của tồ án

Chủ tịch UBND xã/phường, trưởng cơng an phường và cán bộ Cơng an có một vai trị quan trọng trong việc giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc (khoản 2 Điều 21 của Luật phịng, chống BLGĐ. Ngồi ra, những cán bộ này có thể áp dụng biện pháp xử lý nếu thủ phạm vi phạm biện pháp cấm tiếp xúc. Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc của UBND là vi phạm hành chính và có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo quy định của Nghị định 08.

Tạm giữ người gây BLGĐ

Chủ tịch UBND xã/thị trấn và trưởng cơng an phường có quyền quyết định tạm giữ người có hành vi BLGĐ theo thủ tục hành chính. Nghị định 19 4 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 33 - 34)