Xác định khả năng truy tố tội phạm

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 55 - 59)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

3.4Xác định khả năng truy tố tội phạm

Ở Việt Nam, về nguyên tắc thì Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố dựa trên các tài liệu, chứng cứ đã được công an điều tra làm rõ hoặc do các công dân cung cấp. Kiểm sát viên có một số quyền chủ động khi thực hiện nhiệm vụ này, có cân nhắc xem có đủ chứng cứ để truy tố không và truy tố về tội danh nào. Khi thực thi quyền tự quyết của mình, kiểm sát viên cần phải tiến hành những phân tích mang tính nguyên tắc và ra quyết định phù hợp với khung pháp lý do Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định. Trong các vụ án BLGĐ có những vấn đề xã hội phức tạp, kiểm sát viên cần tránh những quyết định bột phát thiếu suy nghĩ và tránh những con đường dễ dãi, ít gây trang cãi.

BLGĐ xảy ra ở nhiều mức độ, nhưng chỉ những hành vi được xác định là tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự mới bị truy tố. Ví dụ, khi thủ phạm sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và có căn cứ xác định việc đe dọa sẽ trở thành hiện thực, hành vi bạo lực này có khả năng bị coi là tội phạm. Trái lại, bạo lực tình dục và kinh tế, thường rất phổ biến trong những mối quan hệ bạo lực, lại không bị truy tố vì nó thường khơng đến mức để được coi là cấu thành tội phạm.

Việc truy cứu những hành vi được xác định là tội phạm một cách kiên quyết và triệt để sẽ góp phần hiệu quả vào việc phịng chống BLGĐ. Việc bắt thủ phạm phải đối mặt với các hậu quả mà hành vi bạo lực đã gây ra chính là bắt họ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nó thay đổi quan niệm của cộng đồng khiến người ta hiểu rằng những hành vi này thực sự là tội phạm, là không thể chấp nhận và không thể dung thứ.

Lời buộc tội trong các vụ án BLGĐ cần phản ánh tính nghiêm trọng của hành vi, bất kỳ tình tiết về sự chủ mưu hoặc quyết tâm thực hiện tội phạm trong hành vi của thủ phạm, động cơ có thể chứng minh của thủ phạm và tính chất nghiêm trọng của các thương tích gây ra cho nạn nhân. Cần lựa chọn những lời buộc tội sao cho vụ việc được tái hiện một cách đơn giản và rõ ràng.

Bản cáo trạng

Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ và địa điểm xảy ra tội phạm; phương tiện, mục đích và động cơ thực hiện tội phạm; hậu quả và các tình tiết quan trọng khác; chứng cứ chứng minh tội phạm của bị cáo; các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, sơ yếu lý lịch của bị cáo và các tình tiết quan trọng khác của vụ án. Kết luận của bản cáo trạng phải ghi rõ tên của tội phạm đã thực hiện và các điều, khoản cụ thể của Bộ luật Hình sự cần được áp dụng.

Sau đây là một số ví dụ về các dạng hành vi có thể xảy ra trong các vụ án BLGĐ và có thể cấu thành tội phạm hình sự hoặc phải xử lý vi phạm hành chính. Một hành vi cụ thể có cấu thành tội phạm hoặc vi phạm hành chính hay khơng là phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của vụ việc cụ thể. Do vậy cần xem những ví dụ này như chỉ dẫn nói chung.

Ví dụ về hành vi Điều luật có thể áp dụng Những yếu tố cần cân nhắc

Bạo lực thể chất, có hoặc khơng có sử dụng hung khí, đấm, tát, đẩy, đá, húc đầu và túm tóc Điều 104

Điều 151 Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Khoản 1 bao gồm 2 trường hợp: (i) tỷ lệ thương tật từ 11-30%; và

(ii) dưới 11% nhưng có một tình tiết tăng nặng như gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người; có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. (2) tỷ lệ thương tật từ 31-60% hoặc từ 11%-30% nhưng có một tình tiết tăng nặng nêu trên.

(3) tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc từ 31-60% nhưng có một tình tiết tăng nặng nêu trên.

Lưu ý: kiểm sát viên khơng cần cân nhắc đến những gì mà thủ phạm viện dẫn về vợ mình như “nói nhiều”, “lười” hoặc “ghen tng” như lý do làm tinh thần thủ phạm bị kích động mạnh, hịng giảm tội danh xuống như ở điều 105.

Điều 151 - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình

Cần chứng minh có sự ngược đãi hoặc hành hạ, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà cịn tái phạm.

Giết người Điều 93 Điều 93 (1) – Tội giết người

(b) Giết phụ nữ mà biết là có thai.

(q) Vì động cơ đê hèn (giành quyền lực và kiểm soát cuộc sống của người vợ)

Lưu ý: kiểm sát viên khơng cần cân nhắc đến những gì mà thủ phạm viện dẫn về vợ mình như “nói nhiều”, “lười” hoặc “ghen tuông” như lý do làm tinh thần thủ phạm bị kích động mạnh, hịng giảm tội danh xuống như ở điều 95.

Đe dọa giết người Điều 103 Điều 103 – Tội đe dọa giết người

Đe dọa của người chồng đối với người vợ trong các vụ BLGĐ có thể tới mức “có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện”.

Bức tử Điều 100 Điều 100 – Tội bức tử

BLGĐ lặp đi lặp lại có thể tới ngưỡng được coi là “đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc vào mình”.

Ví dụ về hành vi Điều luật có thể áp dụng Những yếu tố cần cân nhắc

Bạo lực dẫn đến

chết người (Khoản 4)Điều 104 Điều 98

Khoản 4 Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Điều khoản này quy định về trường hợp thủ phạm cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

Điều 98 – Tội vô ý làm chết người

Trường hợp người gây bạo lực đánh vợ nhưng không cố ý làm chết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạo lực dẫn đến

xảy thai Điều 151Điều 104 Điều 151 - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình

Việc gây xảy thai được coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”.

Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Kiểm sát viên cần xem xét tỷ lệ thương tật của việc xảy thai.

Bóp cổ, xiết cổ, làm

ngạt thở Điều 104 Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Khoản 1 bao gồm 2 trường hợp: (i) tỷ lệ thương tật từ 11-30%; và

(ii) dưới 11% nhưng có một tình tiết tăng nặng như gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người; có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Bóp cổ, xiết cổ, làm

ngạt thở Điều 151 Điều 151 - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,

vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình

Cần chứng minh có sự ngược đãi hoặc hành hạ, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà cịn tái phạm.

Đập phá đồ đạc, ví

dụ bát đĩa Điều 143 Điều 143 - Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Cưỡng bức tình

dục, hiếp dâm Điều 111, 112Điều 113, 114 Điều 104 Điều 151

Điều 111 và Điều 112 - Tội hiếp dâm

Thủ phạm dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ Điều 113 và Điều 114 - Tội cưỡng dâm

Thủ phạm dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu

Điều 104 và 151

Bạo lực tình dục có thể khép vào tội cố ý gây thương tích và ngược đãi.

Cưỡng ép kết hôn Điều 146 Điều 146 - Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Cần phải chứng minh một trong những tình tiết: cưỡng ép kết hôn; cản trở kết hơn hoặc cản trở duy trì quan hệ hơn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải.

Ví dụ về hành vi Điều luật có thể áp dụng Những yếu tố cần cân nhắc

Nhốt người nào đó trong phịng hoặc trong nhà, khơng cho ra ngồi, hoặc khơng cho đi làm

Điều 130

Điều 123 Điều 130 – Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ Điều 123 - Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Gây áp lực đối với nạn nhân/người làm chứng để “rút đề nghị truy tố” hoặc không cung cấp chứng cứ

Điều 132 Điều 132 - Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Khoản 2 của điều này quy định trường hợp trả thù người khiếu nại, tố cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạo lực tâm lý,

nhục mạ, chứi bới Điều 121 Điều 121 – Tội làm nhục người khác

Áp dụng trong trường hợp “xúc phạm nghiêm trọng” “nhân phẩm, danh dự của người khác”. Xúc phạm nghiêm trọng có thể bao gồm việc nhục mạ vợ tại nơi công cộng như lột quần áo hoặc phỉ báng vợ tại nơi công cộng.

Xác định thủ phạm chính khi quyết định tội danh

Trong một số trường hợp, kiểm sát viên có thể phải xác định ai là người cầm đầu hoặc thủ phạm chính. Những trường hợp phịng vệ chính đáng trước hành vi bạo lực và lạm dụng thì khơng bị truy tố hình sự. Khi cả hai đối tượng bị bắt tại hiện trường vụ án BLGĐ thì việc bắt giữ cả hai sẽ làm tổn thương nạn nhân, khiến nạn nhân giảm mong muốn tìm kiếm trợ giúp tiếp theo, tăng khả năng tái diễn tội phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn kể cả giết người, và ảnh hưởng tới khả năng truy tố vụ án thành cơng.

Chỉ dẫn về thương tích trong khi tự vệ gây ra

Những người có hành vi phịng vệ thơng thường sẽ thừa nhận có sử dụng bạo lực nhưng khơng biết gọi đó là gì. Một người đang bị tấn cơng hoặc sắp bị tấn cơng có thể nhận ra rằng mình khơng thể địch lại với bên gây bạo lực và thường sử dụng hung khí hoặc đồ vật để cân bằng lại. Cần ghi nhớ rằng bản năng tồn tại cơ bản của con người dựa trên tư duy “chiến đấu và bỏ chạy”.

Hãy để ý đến những vết thương trên người thủ phạm do việc nạn nhân tự vệ gây ra: • Các vết xước ở mặt trên của bàn tay, cổ tay hoặc cánh tay

• Các vết xước trên mặt và cổ

• Vết răng cắn ở mặt trong cánh tay (cho thấy khả năng bị bóp cổ từ phía sau) • Các dấu hiệu bị giật tóc

• Các thương tích ở háng hoặc do bị đá

Kiểm sát viên nên cân nhắc các vấn đề sau khi xem xét lại hồ sơ vụ án:

• Các tố cáo trước đây về BLGĐ.

• Tương quan về mức độ nghiêm trọng của thương tích gây ra cho mỗi người. • Những thương tật có thể xảy ra sau này đối với từng người.

• Có người nào phải tự vệ khơng.

• Hiện trường vụ án – hiện trường vụ án có phù hợp với lời khai của các bên không, lời khai có phù hợp với các chứng cứ khơng.

• Chứng cứ và lời khai của các bên. • Đồ đạc của ai bị phá hỏng. • Bạo lực nói chung.

Kiểm sát viên cũng cần yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra cung cấp các thơng tin:

• Tương quan về thể chất – ai có thái độ gây gổ và tầm vóc cơ thể của 2 bên so với nhau. • Q trình bạo lực từ trước tới nay.

• Lời khai của người làm chứng. • Những lời thốt ra và lời khai tự phát.

Mục 4: Các biện pháp ngăn chặn phù hợp 4.1 Các biện pháp ngăn chặn

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án có thể áp dụng những biện pháp ngăn chặn khác nhau trong quá trình tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam quy định có các biện pháp ngăn chặn như sau:

• Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt người đang bị truy nã;

• Tạm giữ; • Tạm giam;

• Cấm đi khỏi nơi cư trú; • Bảo lãnh;

• Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Cơ quan điều tra có trách nhiệm xác định lý do bắt và xác định người bị bắt đã phạm tội. Viện kiểm sát có quyền quyết định phê chuẩn, thay thế, hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và gia hạn tạm giam; và kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 55 - 59)