Những cân nhắc khi kết án

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 63 - 64)

MÔ-ĐUN 6 HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ ÁN BLGĐ

5.3Những cân nhắc khi kết án

Việc nghị án phải được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện. Các chứng cứ đã được xem xét và Hội đồng cần xác định có tội phạm xảy ra hay khơng, ai thực hiện hành vi phạm tội và cần áp dụng hình phạt nào. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến và quan điểm được trình bày và thảo luận về từng vấn đề một.

Hình phạt cho hành vi BLGĐ chống lại phụ nữ phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Việc kết án cần cho mọi người thấy rằng việc người chồng đối xử bạo lực đối với vợ là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội và tịa án, thơng qua mức án, lên án việc đánh đập vợ và ngăn chặn khả năng tái phạm của thủ phạm cũng như những người đàn ông khác. Các vụ việc lặp lại của BLGĐ là phổ biến và nhiều nước đã có quy định là lạm dụng các thành viên trong gia đình được coi là tình tiết tăng nặng và làm tăng mức án tương ứng.

Việc kết án nên xem xét đến tiền sử của hành vi bạo lực, bản chất của mối quan hệ và ảnh hưởng đến nạn nhân và con cái. Thẩm phán nên xem xét quá trình bạo lực từ trước tới nay cũng như các lệnh cưỡng chế và kết quả giải quyết vụ việc trong quá khứ, việc tuân thủ các lệnh và kết quả giải quyết vụ việc đó. Một vài vấn đề mà tịa án cần xem xét trước khi tuyên án:

• Tịa án phải xác định những tình tiết đặc biệt trong mối quan hệ giữa các bên và vì thế khi người đàn ơng gây thương tích cho vợ hoặc bạn tình thì hành động bạo lực của anh ta đối với nạn nhân là một sự lạm dụng tín nhiệm và là tình tiết tăng nặng.

• Hành vị tấn công này sẽ tạo ra sự lạm dụng quyền lực và kiểm soát, sự tổn thương của phụ nữ càng tăng lên do hồn cảnh tình cảm và tài chính và họ thấy khó lịng thốt ra.

• Mối quan tâm chính phải là ngăn ngừa và răn đe chung.

• Cải tạo và ngăn ngừa cá nhân cụ thể là vấn đề quan trọng thứ hai Tòa án cũng cần xem xét những yếu tố:

• Vụ hành hung là sự kiện đơn nhất.

• Có những tình tiết cho thấy sự cần thiết có mức án sao cho không tác dụng tiêu cực đối với khả năng duy trì gia đình.

• Tiền án, tiền sự về bạo lực.

• Có chủ mưu hoặc được lên kế hoạch từ trước khơng. • Có sử dụng vũ khí khơng.

• Con cái có chứng kiến cảnh hành hung hoặc có mặt khi xảy ra vụ việc khơng. • Hành vi phạm tội xảy ra tại nơi riêng tư trong gia đình.

• Khơng có sự ăn năn. • Say xỉn khi phạm tội

Nếu có phạt tiền, thẩm phán cần xem xét:

• Áp dụng phạt tiền đối với thủ phạm có gây nên khó khăn về tài chính cho nạn nhân và con cái khơng.

• Việc phạt tiền cần kết hợp với điều trị và giám sát thủ phạm.

Tòa án cũng cần xem xét pháp luật có cho phép yêu cầu thủ phạm bồi thường cho nạn nhân không.

Mục 6: Kỹ thuật làm việc với nạn nhân

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạn nhân BLGĐ thường bị thương tổn lần thứ hai, tức là sự thương tổn không phải do tác động trực tiếp của hành vi tội phạm mà do xử sự của các cơ quan hoặc cá nhân đối với nạn nhân. Đối xử với nạn nhân một cách tế nhị và tôn trọng sẽ không chỉ tôn trọng các quyền của nạn nhân mà cịn góp phần giúp cho cơng tác truy tố và xét xử được thành công.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình: Phần 2 (Trang 63 - 64)