Ngồi ra cịn những văn bản pháp quy do các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành, hướng dẫn thi hành một số điều của các Nghị định trên. Ngồi khoảng 100 Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước còn những văn bản pháp quy do các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành, hướng dẫn thi hành một số điều của các Nghị định trên.
Như đã trao đổi chi tiết trong mô-đun 4, các văn bản pháp quy cụ thể về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phịng, chống BLGĐ là:
Luật phòng, chống BLGĐ;
Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ.
Khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực phịng, chống BLGĐ, người có thẩm quyền cần theo đúng hướng dẫn của các văn bản pháp quy nêu trên, nhất là Nghị định số 110/2009/NĐ-CP, để xác định hành vi đó là vi phạm hành chính, tội phạm hay mâu thuẫn gia đình khơng có yếu tố của tội phạm hoặc vi phạm hành chính.
1.3. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm
Chúng ta có thể phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm dựa trên những dấu hiệu cơ bản dưới đây:
Dấu hiệu Vi phạm hành chính Tội phạm
Mức độ nguy hiểm Mức độ nguy hiểm thấp với xã hội Mức độ nguy hiểm cao với xã hội Văn bản điều chỉnh Luật do Quốc hội ban hành
Pháp lệnh do Uỷ ban Thường vụ của Quốc hội ban hành
Chính phủ quy định những hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (Nghị định 110)
Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành
Đối tượng áp dụng Cá nhân, tổ chức Cá nhân
Người có thẩm
quyền xử lý Cán bộ nhà nước có thẩm quyền
2 Thẩm phán, cơ quan điều tra hình sự, cơng an
Trình tự thủ tục Thủ tục hành chính được quy định trong Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 Thủ tục pháp lý được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự
1.4. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Theo Pháp lệnh 2002 và Nghị định số 110, cả tổ chức và cá nhân đều là đối tượng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Một trong những mục đích chính của xử phạt hành chính là giáo dục người vi phạm tự nguyện sửa chữa và để phịng ngừa BLGĐ nói chung. Xử phạt hành chính cũng đảm bảo người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và thiết lập một hệ thống hồ sơ theo dõi tất cả các vi phạm, qua đó có thể tăng mức phạt vi phạm hành chính nếu người vi phạm lại tiếp tục vi phạm trong tương lai. Mục đích giáo dục của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng chống BLGĐ là rất quan trọng vì BLGĐ thường có những đặc điểm như sau:
Mối liên hệ chặt chẽ giữa người vi phạm và nạn nhân – do cùng gia đình nên họ có quan hệ hơn nhân
hoặc quan hệ ruột thịt.
Như đã đề cập trong mô-đun 3, đa phần các vụ BLGĐ là do nam giới gây ra. Các vụ mà người vi phạm
là trẻ vị thành niên hoặc phụ nữ chiếm một tỷ lệ thấp.
Nhận thức và quan niệm xã hội về bình đẳng giới cịn rất hạn chế. Nói cách khác, khn mẫu giới tiếp
tục tạo nên quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam và nữ.
Trong một số trường hợp, người vi phạm/thủ phạm là người kiếm thu nhập duy nhất hoặc chủ yếu
của gia đình.