Chuẩn và chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 27 - 29)

1.3.1. Chuẩn và chuẩn nghề nghiệp

Từ điển Bách khoa toàn thư thế giới Britania - 2002 đưa ra định nghĩa về chuẩn và một số phạm trù gần với chuẩn:

- Chuẩn (standard): Là cái được xác lập bởi quyền lực, tập quán hoặc sự thoả thuận để làm mẫu hoặc vật so sánh. Cái được đặt ra và được xác lập để làm luật lệ (quy tắc) đo lường số lượng, trọng lượng, giá trị hoặc chất lượng.

Theo bách khoa toàn thư về GD quốc tế: Chuẩn (standard) là mức độ ưu việt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt; là cái đo xem điều gì phù hợp; là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính XH...

Theo từ điển Tiếng Việt, Chuẩn được hiểu:

- Là cái được chọn làm mốc để dọi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng. - Là cái được chọn làm mẫu đo lường đánh giá (chuẩn quốc gia, chuẩn quốc tế).

- Là cái được xem là đúng với quy định, với thói quen xã hội.

Như vậy, có thể hiểu " Chuẩn là yêu cầu, tiêu chí có tính ngun tắc, cơng khai và mang tính xã hội được đặt ra bởi quyền lực hành chính và cả chun mơn để làm thước đo đánh giá trình độ đạt được về chất lượng, hoạt động công việc, sản phẩm dịch vụ ... trong lĩnh vực nhất định theo mong muốn của chủ thể quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng".

1.3.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1.3.2.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Trình độ đào tạo của người lao động ở một ngành nghề có ảnh hưởng đến năng lực nghề nghiệp của họ. Thực tiễn hành nghề cho thấy, năng lực nghề nghiệp của người lao động được phát triển trong suốt quãng đời làm việc và những gì trình độ đào tạo mang lại chỉ là điểm khởi đầu, còn yếu tố quyết định lại phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu của cá nhân. Do đó dẫn đến tốc độ phát triển về năng lực nghề nghiệp của mỗi người lao động sẽ rất khác nhau. Cùng một trình độ đào tạo ban đầu, cùng một thời gian hành nghề, nhưng sau một khoảng thời gian nhất định, năng lực nghề nghiệp của những người cùng một khố đào tạo sẽ khơng giống nhau. Vì thế Chuẩn nghề nghiệp được ra đời Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp mà giáo viên cần đạt nhằm đáp ứng được mục tiêu đào tạo (của cấp/bậc học).

Chuẩn nghề nghiệp GV quy định năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động GD và dạy học nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu GD của mỗi GV trên cương vị công tác cụ thể: Là sự thể chế hoá các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của người GV, sau khi đã được đào tạo, vào nghề dạy học và suốt thời gian hành nghề dạy học trong nhà trường.

1.3.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để GV đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ GD/DH ở bậc phổ thông.

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên trung học) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)