Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 96 - 98)

3.2.6 .Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tương tác để tạo nên một thể hoàn chỉnh và thống nhất.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp là một hệ công việc được vận hành trong mối quan hệ hữu cơ theo quy trình chặt chẽ. Do vậy, việc tổ chức thực hiện các biện pháp QL phải tiến hành đồng bộ và nhất quán. Khi thực hiện một biện pháp nào đó phải ln đặt trong sự chi phối và hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp khác. Nếu độc lập hoá việc thực hiện bất kỳ một biện pháp nào thì đó chẳng những khơng có ý nghĩa tăng cường QL mà cịn khó lịng đem lại kết quả cho ngay chính biện pháp đó.

Tất cả các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp như đã trình bày ở trên đều có vai trị, vị trí và tầm quan trọng nhất định trong việc nâng cao nhận thức, nhằm BD đội ngũ GV trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động sư phạm cho HS theo hướng hiện đại hóa, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo cho HS đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, của sự nghiệp GD và sự phát triển của GD huyện Thanh Sơn.

biện pháp đều có mối quan hệ trong một chỉnh thể thống nhất, theo hướng thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS.

Vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, tuy nhiên căn cứ vào điều kiện, thời gian cụ thể hiệu trưởng xem xét, lựa chọn cần tập trung ưu tiên thực hiện từng biện pháp cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn theo Chuẩn nghề nghiệp có thể nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả BD, nhưng chắc chắn cũng sẽ có những yếu tố thuận lợi chưa được phát hiện. Do vậy, các biện pháp đã nêu ra có tính độc lập tương đối trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh và khai thác, phát huy những lợi thế riêng trong QL. Vì những biện pháp như vậy đều bao hàm những vấn đề rất cụ thể, có thể xem là một nhóm các biện pháp con.

Một cách tương đối có thể xem:

- (3.2.1) là biện pháp nhận thức, ký hiệu chữ A

- (3.2.2), (3.2.3), (3.2.4) là biện pháp về tổ chức, ký hiệu chữ B, C, D - (3.2.5) là biện pháp phát triển, ký hiệu chữ E

- (3.2.6) là biện pháp điều kiện, ký hiệu chữ G - (3.2.7) là biện pháp chức năng, ký hiệu chữ H

Ta có thể mơ hình hố mối quan hệ giữa các biện pháp đã nêu bằng sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo

Chuẩn nghề nghiệp.

Một cách tương đối, có thể coi biện pháp A là tâm điểm của hệ thống. Các biện pháp B, C, D và E họp thành nhóm biện pháp thao tác tư duy (điều kiện cần); các biện pháp G, H họp thành nhóm biện pháp tác nghiệp kỹ thuật (điều kiện đủ).

Tuy nhiên, tuỳ theo thời điểm và điều kiện cụ thể, mỗi biện pháp lại thể hiện tính chất, vai trị khác nhau: một biện pháp nào đó là cấp thiết và giữ vai trò then chốt ở điều kiện, hồn cảnh này nhưng lại là lâu dài và có vai trị hỗ trợ ở điều kiên, hoàn cảnh khác và ngược lại. Trong cùng một hoàn cảnh, biện pháp này là cấp thiết, là then chốt "điều kiện đủ" và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 96 - 98)