Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 80 - 82)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp là công việc rất cấp bách của những nhà QLGD trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS, một số nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động này là:

3.1.1. Tính cần thiết

Điều này có nghĩa là khi đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp chúng ta cần xem xét biện pháp đó có thực sự cần thiết khơng. Chỉ những biện pháp thực sự cần thiết mới có ý nghĩa giúp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS có hiệu quả.

3.1.2. Tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn GD, QLGD, phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại cơ sở GD ở đây là trường THCS.

Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp QL phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình QL với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phù hợp với thực tế được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hoàn chỉnh và ngày càng hồn thiện.

u cầu tính khả thi địi hỏi biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS theo chuẩn nghề

nghiệp, trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng QL. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện áp dụng các biện pháp.

3.1.3. Tính kế thừa

Theo nguyên tắc này, trên cơ sở vận dụng lí luận về Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp, nghiên cứu, khảo sát thực trạng những biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học GV các trường trong huyện đã thực hiện trong thời gian qua, trên cơ sở đánh giá hiệu quả của từng biện pháp, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của từng biện pháp để từ đó có sự khắc phục hoặc kế thừa. Những biện pháp đã thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao thì được tiếp tục duy trì và phát triển, những biện pháp chưa hoàn thiện, chưa đày đủ thì tiếp tục đề xuất cho hồn thiện, đầy đủ hơn, những biện pháp khơng cịn phù hợp cần nghiên cứu nguyên nhân để từ đó điều chỉnh cho phù hợp, những biện pháp khó thực hiện, khơng đem lại hiệu quả cần được xem xét cải tiến hoặc loại bỏ, đề xuất biện pháp mới hiệu quả và có tính khả thi cao.

3.1.4. Tính hiệu quả

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS địi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vơ ích. Do vậy, cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS trên các phương diện:

- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người và tổ chức tham gia vào công tác này.

- Các biện pháp phải thiết thực phục vụ cho đổi mới GD hiện nay ở các trường THCS, trực tiếp là cho đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.

3.1.5. Tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS phải đảm bảo tính thống nhất tương đối, có mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ giúp nhau để cùng thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp. Giữa các biện pháp hoặc trong cùng một biện pháp phải có sự ăn khớp ở tất cả các khâu, tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng nhằm Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ngày càng phát triển.

3.2. Biện pháp cụ thể

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo

Chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu cần thiết của sự nghiệp GD trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Có rất nhiều biện pháp QL mà người hiệu trưởng có thể sử dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường. Tuy nhiên rất khó có thể nêu được tất cả các biện pháp QL vì thực tế quản lý rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào việc phân tích thực trạng về cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở trên, chúng tôi xin đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp trong các trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 80 - 82)