3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Giáo viên cốt cán là một rong những nhân tố tiên phong lôi kéo tập thể nhà trường cùng tiến lên, tạo ra đội ngũ giáo viên nòng cốt cho sự phát triển của nhà trường phải được chú ý đúng mức.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Lựa chọn các giáo viên có đạo đức phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chun mơn giỏi, nhiệt tình năng động…. tham gia đội ngũ giáo viên cốt cán tại trường.
- Xây dựng kế hoạch, vạch rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này trong hoạt động bồi dưỡng đồng thời phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Trong kế hoạch phải cụ thể, chi tiết:
+ Xác định rõ thời gian bồi dưỡng giáo viên cốt cán, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng
+ Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất + Dự kiến giảng viên
2.2.3.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch và triển khai việc phát hiện, bồi dưỡng, định hướng về chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy để giáo viên cốt cán tự rèn luyện trong từng giờ lên lớp. Yêu cầu giáo viên cốt cán đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú trọng việc dạy theo hướng giao nhiệm vụ tự học, tổ chức thảo luận, kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. Gv cốt cán đi đầu trong việc tìm tịi các phương pháp và hình thức phù hợp từng đối tượng, từng nội dung cụ thể trong quá trình dạy. Tạo ra áp lực và động lực vừa đủ để giáo viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và tìm được hứng thú trong cơng việc từ đó lan tỏa ảnh hưởng cho các GV trong nhà trường.
- Tổ chức đánh giá định kỳ, nhân điển hình tiên tiến, rút kinh nghiệm những hạn chế sau đánh giá, xây dựng các tiêu chí thi đua, chế độ khuyến khích bằng vật chất và tinh thần phù hợp.
- Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên cốt cán đi tham quan trao đổi kinh nghiệm thực tế tại một số trường có phong trào dạy và học tốt trong tỉnh.