Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 98)

3.2.6 .Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

đề xuất

3.4.1. Các bước khảo nghiệm:

Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn theo Chuẩn nghề nghiệp đã đề xuất trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến các CBQL ở 3 trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT Thanh Sơn về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên. B D C G E H A

Mục đích của việc khảo sát là thơng qua ý kiến của các CBQL và giáo viên ở các trường THCS Tân Minh, THCS Võ Miếu, THCS Văn Miếu huyện Thanh Sơn để có đánh giá và khẳng định về mức độ cần thiết và tính khả thi của bảy biện pháp Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp đã đề xuất.

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của bảy biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

* Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các chuyên

gia (Phần phụ lục 1- mẫu 04)

* Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Chúng tôi lựa chọn 95 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn, chun viên Phịng GD&ĐT và giáo viên của 3 trường THCS Tân Minh, THCS Võ Miếu, THCS Văn Miếu. Các chuyên gia được chọn đa số đều là những nhà QL có thâm niên, nhiệt tình, tâm huyết; đội ngũ tổ trưởng và giáo viên đề là GV cốt cán của trường.

* Bước 3:Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu (Xem phụ

lục 2)

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THCS trong huyện, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến theo mẫu. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu.

Khi đã nhận được các phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia, chúng tơi tiến hành lượng hố điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết 3 điểm Cần thiết 2 điểm Không cần thiết 1 điểm Mức độ khả thi

Rất khả thi 3 điểm

Khả thi 2 điểm

Sau đó, chúng tơi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Các biện pháp lượng Số % Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

SL 92 3 0 93 2 0

% 96,8 3,2 0 97,8 2,2 0

Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp

SL 91 4 0 92 3 0

% 95,8 4,2 0 96,8 3,2 0

Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

SL 88 7 0 90 5 0

% 92,6 7,4 0 94,7 5,3 0

Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học

SL 86 9 0 88 7 0

% 90,5 9,5 0 92,6 7,4 0

Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình giáo dục THCS

SL 91 4 0 93 2 0

% 95,8 4,2 0 97,8 2,2 0

Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

SL 85 10 0 86 9 0

% 89,5 10,5 0 90,5 9,5 0

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

SL 84 11 0 78 17 0

Nhận xét từ bảng thống kê 3.1 cho thấy:

* Về tính cần thiết:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao, tỷ lệ giao động của các biện pháp đều đạt từ 88,4% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo

viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp”, biện pháp:

“Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp”, biện pháp: “Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình giáo dục THCS” các ý kiến cho rằng là rất cần

thiết chiếm 95,8 đến 96,8% ý kiến được hỏi.

* Về tính khả thi:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao động từ 90,5% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong công tác bồi dưỡng. Có biện pháp bảy " Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên" chỉ đạt 82,1%. Điều này có thể do thực tế ở các trường nhiều bộ mơn chưa có cốt cán, cho nên để giúp hiệu trưởng kiểm tra chất lượng giáo viên trong quá trình bồi dưỡng và sau khi bồi dưỡng gặp khó khăn.

Các biện pháp“Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về

bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp”; “Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp” , " Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình giáo dục THCS " được đánh giá có tính khả thi cao (trên 95%). Đây là những biện

pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi khơng cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Bốn biện pháp này cũng khơng phải là q khó để thực hiện.

Có thể biểu diễn sự đánh giá của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTHCS đã được đề xuất bằng biểu đồ sau:

2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn theo Chuẩn nghề nghiệp, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý sau:

1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

2. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp

3. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

4. Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học

5. Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình giáo dục THCS

6.Tăng cường cơng tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

7. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

Qua kết quả khảo nghiệm, cho phép đánh giá các biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao. Như vậy, có thể vận dụng các biện pháp đó để bồi dưỡng năng lực dạy học GV các trường THCS trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài, hiệu trưởng các trường THCS phải thực hiện các biện pháp đó một cách đồng bộ, thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GD và phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua q trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả xin được rút ra một số kết luận sau đây:

1.1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của người Hiệu trưởng đến đội ngũ GV nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ GV theo các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tích các tài liệu về bồi dưỡng năng lực dạy học GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp đề tài đã hệ thống hoá và sử dụng các khái niệm cơ bản (như: Quản lý GD, QL nhà trường, QL bồi dưỡng giáo viên, BD, Nhà giáo - GVTHCS, Chuẩn, Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn nghề nghiệp GVTHCS), nghiên cứu một số vấn đề lý luận về BDGV, quản lý BDGV và nội dung công tác quản lý BD GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp.

1.2. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới GD phổ thông, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế, hồ mình vào xu thế tồn cầu hố, do đó vấn đề nâng cao phẩm chất, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp ngày càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà các GV được thường xuyên BD về chuyên mơn, nghiệp vụ thì chất lượng GD mới được nâng cao và theo kịp xu hướng GD của thời đại.

Qua quá trình khảo sát thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GV các trường THCS ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp, cho thấy việc QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp đã đạt được một số thành tựu nhất đinh:

- Đảm bảo về số lượng GV, đa số đội ngũ GV có phẩm chất, đạo đức tốt.. Nhiều GV quan tâm đến học tập nâng cao trình độ thơng qua việc tham

gia các lớp BD sau đại học nên về cơ bản đã đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo. Phong trào tự BD cũng được một số trường phát động và triển khai trong kế hoạch hoạt động của nhà trường.

- Một số trường đã xây dựng kế hoạch BDGV trên cơ sở xác định nội dung BD theo Chuẩn nghề nghiệp, lý do cần BD và các hình thức, phương pháp BD tương đối phù hợp với điều kiện GV của trường mình.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh nhưng hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp là:

- Một số bộ phận GV còn thụ động, chậm đổi mới, thiếu tính cầu tiến và cịn nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động BD năng lực dạy học GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Việc xác định và thực hiện các nội dung BD năng lực dạy học GV chưa đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp nên chất lượng đội ngũ GV chưa đồng đều, vẫn còn GV chưa đạt Chuẩn nghề nghiệp.

- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức BD năng lực dạy học cho GV chưa thực sự khoa học, chưa phù hợp và không thường xuyên, dẫn đến chất lượng của các đợt BD chưa cao.

- Cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc triển khai các nội dung BD năng lực dạy học cho GV theo Chuẩn nghề nghiệp chưa được đầu tư đúng mức và đủ so với yêu cầu

- Nguồn tài chính dành cho hoạt động BD năng lực dạy học cho GV còn hạn chế.

- Chưa có cơ chế QL hoạt động tự BD năng lực dạy học của các đơn vị trường học và đăng ký tự học của GV. Trong quá trình BD chưa quan tâm QL kết quả học tập, chưa động viên khen thưởng kịp thời.

1.3. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường THCS và nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ GV ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ thì cơng tác QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp là vấn đề then chốt và quan trọng. Vì đội ngũ GV là lực lượng nồng cốt đem lại hiệu quả GD trong nhà trường, chất lượng đội ngũ GV có ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như phát triển của nhà trường. Để công tác BD năng lực dạy học cho GV thực sự có hiệu quả chung tơi đề xuất 7 biện pháp chủ yếu nhằm QL tốt công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay. Các biện pháp đã được khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và khả thi thông qua việc xin ý kiến đánh giá từ các chuyên gia của huyện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 7/7 biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm phát triển các trường THCS trong huyện. Các biện pháp đó là:

1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

2. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp

3. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

4. Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT vào dạy học

5. Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình giáo dục THCS

6.Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

7. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

Các biện pháp nêu trên có quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện để tạo nên một thể

hoàn chỉnh và thống nhất. Kết quả khảo nghiệm trên bước đầu cho phép khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra ban đầu và hoàn thiện các nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả.

Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp là công việc được vận hành trong mối quan hệ hữu cơ theo quy định chặt chẽ. Do vậy, việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí phải tiến hành đồng bộ và nhất quán. Khi thực hiện các biện pháp nào đó ln đặt trong sự chi phối và bao giờ cũng phải hướng tới hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp khác. Nếu độc lập hóa việc thực hiện bất kì một biện pháp nào đó thì chẳng những khơng có ý nghĩa tăng cường quản lí mà cịn khó lịng đem lại kết quả cho ngay chính biện pháp đó.

Trong q trình vận hành, hoạt động bồi dưỡng thường có những vấn đề nảy sinh ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng, nhưng chắc chắn sẽ có những yếu tố thuận lợi chưa được phát hiện, khơi nguồn. Do vậy, các biện pháp đã nêu có tính độc lập tương đối trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh và khai thác, phát huy những lợi thế riêng trong quản lí.

Tóm lại, QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp là một quá trình. Cho nên, hàng năm cần đánh giá để rút ra ưu, khuyết điểm để làm cơ sở cho công việc tiếp theo ở năm sau. Điều quan trọng là mọi người trong nhà trường phải nhất trí, đồng tâm hướng vào Chuẩn để thường xun hồn thiện mình, góp phần đắc lực nâng cao chất lượng GD, xứng đáng với lòng tin cậy của XH.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ

- Hằng năm căn cứ vào quy mô lớp, học sinh và đội ngũ giáo viên hiện có của các huyện, phối hợp với sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh cân đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 98)