Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt đông bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 77 - 80)

năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tại huyện Thanh Sơn

2.6.1. Những điểm mạnh

Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đã được Ban giám hiệu, các lực lượng trong các nhà trường chú trọng, quan tâm và coi đây là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của đơn vị.

Công tác xây dựng kế hoạch đã được triển khai và đã có định hướng tầm nhìn đến 5 năm.

Việc thiết kế chương trình đã cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, đã bám sát yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và khi triển khai đã thu được kết quả đáng ghi nhận.

Ủy ban nhân dân huyện cùng với Phòng giáo dục Thanh Sơn quan tâm đầu tư trang bị phần mềm dạy học E-learning cho toàn thể các nhà trường trong huyện. Đội ngũ GV các nhà trường còn trẻ nên việc tiếp cận các phương pháp bồi dưỡng hiện đại, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp quy định sẽ có nhiều thuận lợi. Vì GV giỏi cơng nghệ thông tin, biết sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ hiện đại, đồng thời tích cực, nhiệt tình, ham học hỏi và khơng ngại khó khăn.

2.6.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đó, đội ngũ giáo viên trường THCS của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ còn một số khó khăn và tồn tại:

Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng cịn hạn chế, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Phương pháp bồi dưỡng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống, chưa thực sự hợp lý và phát huy hiệu quả, cần có sự đổi mới cả hình thức và phương pháp bồi dưỡng.

Đội ngũ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm và độ chín về kiến thức chun mơn nghiệp vụ cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Do đó cịn thiếu đội

ngũ giáo viên cốt cán có kinh nghiệm làm trụ cột cho các tổ, nhóm chun mơn trong hoạt động bồi dưỡng.

Việc tự đánh giá, tự học tập rèn luyện để trau dồi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số giáo viên cịn yếu, chưa tạo thói quen là làm việc gì cũng cần có hồ sơ lưu trữ để lại minh chứng tức là có làm nhưng khơng có minh chứng. Đây là một trong những vấn đề khi vận dụng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp để đánh giá, xếp loại năng lực dạy học giáo viên cịn khó khăn.

Cơ chế chính sách cho cơng tác bồi dưỡng năng lực dạy học GV còn chưa phù hợp và chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với các lực lượng tham gia. Do đó chưa khích lệ được tinh thần của đội ngũ GV, chưa đáp ứng được tình hình thực tế và nguyện vọng của các lực lượng tham gia bồi dưỡng.

2.6.3. Nguyên nhân

Các nhà trường đã được sự quan tâm của cấp trên về các mặt hoạt động nhưng việc quan tâm của cấp trên đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế. Do đó các nhà trường ln phải chủ động trong công tác bồi dưỡng.

Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cịn rất nhiều khó khăn.Nguồn quỹ xã hội hóa hỗ trợ cơng tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế. Chế độ chính sách cho cơng tác bồi dưỡng cịn chưa thực sự hợp lý.

Đa số đội ngũ giáo viên là trẻ tuy có sự nhiệt huyết, năng động nhưng kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cịn hạn chế, khả năng xử lý các tình huống sư phạm cịn chưa mềm dẻo dẫn đến đơi lúc tạo ra môi trường học tập căng thẳng không cần thiết. Các vấn đề về lập kế hoạch, thiết kế chương trình và sử dụng các phương pháp bồi dưỡng còn chưa sáng tạo, khoa học và hồn hảo. Do đó kết quả đạt được của cơng tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế.

Chất lượng đầu vào lớp 6 của HS cịn thấp (vì mặt bằng giáo dục trung học cơ sở của 3 nhà trường đều thuộc xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp) do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn và vất vả trong quá trình giảng dạy dẫn đến chất lượng giáo dục cịn chưa cao. Đặc biệt việc ôn thi HS giỏi cần rất nhiều công sức của thầy cô và kết quả thi vào THPT cũng còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THCS (chủ yếu tập trung vào các trường THCS Tân Minh, THCS Võ Miếu , THCS Văn Miếu) của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo các chuẩn đối với giáo viên THCS đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Trong chương 2 tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN THANH SƠN,TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)