Về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 58 - 68)

2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và năng lực dạy học của giáo viên

2.2.3. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

2.2.3.1. Cơ cấu theo bộ môn giảng dạy

Trong năm 2015 - 2016, với tổng số GV biên chế ở các môn học được đào tạo là 570 người và giáo viên hợp đồng là 57 người thì cơ cấu đội ngũ GVTHCS theo bộ môn giảng dạy ở các trường THCS vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ ở các mơn. Trong đó, thiếu nhiều nhất là GV ở các môn tự nhiên (như Vật lý, Hố học, Cơng nghệ), mơn ngoại ngữ (Tiếng Anh), môn Địa lý; thừa GV ở các môn như Ngữ Văn, Thể dục. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công chuyên môn của các trường THCS trong huyện. Mặt bằng lao động của các trường không đồng đều dẫn đến không cân đối trong công việc của đội ngũ GV, hơn nữa việc bố trí các giáo viên dạy khơng đúng chun mơn đào tạo cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhà trường nói riêng và chất lượng GDTHCS của huyện nói chung.

Bảng 2.7: Thống kê cơ cấu đội ngũ GVTHCS theo bộ môn giảng dạy (Năm học 2015-2016) Stt Môn học được đào tạo GV biên chế

(hoặc cơ hữu) GV hợp đồng

Số GV thừa, thiếu (-) TS Cao đẳng Đại học Trun g cấp TS Cao đẳng Đại học Trun g cấp 1 Toán 93 33 60 0 7 1 6 0 -1 2 Vật Lý 21 3 18 0 2 2 0 0 -6 3 Hoá học 17 11 6 0 2 2 0 0 -4 4 Sinh học 33 7 26 0 0 0 0 0 -1 5 Ngữ văn 14 7 42 103 2 1 1 0 0 3 6 Lịch sử 24 17 7 0 10 5 5 0 -1 7 Địa lý 17 13 4 0 7 2 5 0 -3 8 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 54 10 44 0 4 2 2 0 -5 9 Ngoại ngữ (Tiếng Pháp) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 GDCD 15 6 9 0 11 10 1 0 -2 11 Công nghệ 9 6 3 0 2 2 0 0 -4 12 Thể dục 39 13 22 4 4 3 1 0 2 13 Tin học 14 3 10 1 4 4 0 0 -1 14 Giáo dục QP&AN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15 Toán-Tin 1 0 1 0 0 0 0 0 -1 16 Sinh- Hoá 4 4 0 0 1 1 0 0 0 17 Kỹ thuật CN 14 8 6 0 0 0 0 0 -1 18 Kỹ thuật NN 10 4 6 0 2 1 1 0 -1 19 Các môn khác 58 36 15 7 0 0 0 0 0 Tổng 57 0 216 340 14 57 36 21 0

2.2.3.2. Độ tuổi

Bảng 2.8: Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ GVTHCS

(Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016) S T T Năm học TS GV

Độ tuổi Thâm niên giảng dạy Đảng viên Dưới 30 Từ 30- 50 Trên 50 Dưới 5 năm Từ 5-20 năm Trên 20 năm 1 2011-2012 564 112 396 56 78 289 197 227 2 2012-2013 596 131 406 59 89 293 214 256 3 2013-2014 551 125 376 50 45 308 198 253 4 2014-2015 540 119 378 43 57 292 191 259 5 2015-2016 586 157 394 36 84 287 215 313

(Nguồn : Từ số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn)

* Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.12, ta thấy: Đội ngũ GV phần lớn ở độ tuổi từ 30-50, chiếm tỷ lệ gần 70%. Độ tuổi này luôn được bổ sung và ổn định từ năm 2007- 2008 đến năm 2011-2012. Nếu so sánh từ năm 2007-2008 đến năm 2011- 2012 thì số giáo viên có tuổi đời dưới 30 tuổi ngày càng tăng lên từ 20% lên 26,8%, số giáo viên có tuổi đời trên 50 tuổi lại giảm dần qua các năm từ 10% giảm xuống cịn 6,1%. Số giáo viên có tuổi nghề từ 5 đến 20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất và ổn định qua các năm chiếm tỉ lệ gần 50% thường có độ tuổi từ 26 đến 40. Số GV có tuổi nghề dưới 5 năm và trên 20 năm có tăng lên qua các năm nhưng không đáng kể.

Về tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ GV các trường THCS huyện Thanh Sơn năm học 2015-2016 có sự khác nhau giữa các trường.

Bảng 2.9: Thống kê tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ GV các trường THCS huyện Thanh Sơn năm học 2015-2016.

Stt Trường THCS

TS GV

Độ tuổi Thâm niên giảng dạy

Đảng viên Dưới 40 Từ 40- 50 Từ 51-60 Dưới 5 năm Từ 5-20 năm Trên 20 năm

1 Lê Quý Đôn 47 19 13 1 10 29 8 21

2 Chu Văn An 48 14 22 12 37 26 19 20 3 Thạch Khoán 28 14 13 1 5 18 3 21 4 Giáp Lai 26 12 13 1 8 19 2 16 5 Thục Luyện 28 15 12 1 6 16 4 17 6 Sơn Hùng 29 12 13 4 6 18 56 19 7 Cự Thắng 30 14 10 6 2 18 11 15 8 Tân Minh 23 14 5 4 0 19 4 8 9 Văn Miếu 30 20 10 0 18 16 2 13 10 Võ Miếu 42 18 24 0 7 22 6 24

(Nguồn : Từ số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn)

* Nhận xét:

Qua bảng 2.13, ta thấy: Nhiều trường THCS trong huyện có đội ngũ GV trẻ tuổi đời dưới 40 chiếm tỷ lệ cao và đội ngũ GV từ 51-60 tuổi rất ít thậm chí có những trường khơng có như trường THCS Lê Quý Đôn, Văn Miếu, Thục Luyện, Thạch Khốn... Những trường khác hầu hết có đội ngũ GV từ 40-50 tuổi và dưới 40 tuổi là chủ yếu. Số GV có tuổi đời từ 51-60 tuổi có xu hưởng giảm dần, trường có số GV trên 50 tuổi nhiều nhất là trường THCS Chu Văn An. Đội ngũ GV có tuổi nghề từ 5- 20 năm chiếm tỷ lệ cao trong các trường THCS, một số trường có số GVcó tuổi nghề dưới 5 năm có tỉ lệ cao

nhất trong tổng số GV như trường THCS Chu Văn An, THCS Văn Miếu... và số GV có tuổi nghề trên 20 giảm dần ở các trường.

Biểu đồ 2.3: Độ tuổi GV các trường THCS của huyện Thanh Sơn

(Năm học 2015-2016) 0 10 20 30 40 50 60 Lê Q Đơn Chu Văn An Thạch Khốn Giáp Lai Thục Luyện Sơn Hùng Cự Thắng Tân Minh Văn Miếu Võ Miếu Tổng số GV Dưới 40 Từ 40 -50 Từ 51-60

Như vậy, qua bảng 2.12, 2.13 và biểu đồ 2.4 ta thầy:

Số GV có độ tuổi từ 26 đến 40 tuổi và có tuổi nghề từ 5 đến 20 năm chiếm khoảng trên 70% số GV trong tồn huyện. Những GV này có sức khoẻ tốt, được đào tạo chính quy, có độ nhanh nhạy để tiếp thu cái mới, có kiến thức chuyên môn vững vàng. Họ là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường và trong công tác giáo dục học sinh.

Số GV có độ tuổi trên 40 và có tuổi nghề trên 20 năm chiếm trên 20% , Trong số này một số GV làm công tác quản lý, một số GV vào nghề đã lâu năm, số GV này có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và giảng dạy.

2.2.4. Thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Để đánh giá đúng thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ so với u cầu chuẩn hóa, tác giả đã thăm dị khảo sát thực trạng giáo viên của 03 trường : THCS Tân Minh, THCS Võ Miếu, THCS Văn Miếu theo 3 bước :

Bước 1 : Giáo viên tự đánh giá , xếp loại (theo mẫu tại phụ lục 1) Bước 2 : Tổ chuyên môn đánh giá , xếp loại ( theo mẫu tại phụ lục 2, 3 ) Bước 3 : Hiệu trưởng đánh giá xếp loại ( theo phụ lục 4 )

Kết quả cụ thể :

Bảng 2.10: Kết quả do Giáo viên tự đánh giá năm học 2012-2013

Xếp loại Số

lượng

Tỉ lệ phần trăm

Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm  32 điểm 20 21,1% Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm  25 điểm 46 48,4 % Loại trung bình: Tổng điểm từ 8 điểm  20điểm 24 25,2 % Loại chưa đạt chuẩn - loại kém : Tổng điểm dưới 8 điểm 5 5,3 %

Bảng 2.11: Kết quả do Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng đánh giá

Xếp loại

Số lượng

Tỉ lệ phần trăm

Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm  32 điểm 18 19,0% Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm  25 điểm 48 50,5 % Loại trung bình: Tổng điểm từ 8 điểm  20điểm 23 24,2 % Loại chưa đạt chuẩn- loại kém : Tổng điểm dưới 8 điểm 6 6,3 % Từ thực tiễn quản lý và qua kết quả điều tra, khảo sát trên cho thấy:

2.2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch dạy học

Tất cả giáo viên trường THCS của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đều xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học: kế hoạch thể hiện đủ các bước của

quá trình xây dựng kế hoạch như căn cứ xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ chính cần thực hiện, kế hoạch cụ thể theo thời gian và bổ sung rút kinh nghiệm. Trong kế hoạch đã nêu các phần công việc phải thực hiện theo thời gian, lực lượng phối hợp và điều kiện để thực hiện kế hoạch.

Ngoài kế hoạch theo năm, theo tháng thì giáo viên cịn phải xây dựng kế hoạch giảng dạy của bài học (giáo án), kế hoạch dạy học theo bài cũng thể hiện rõ các bước: mục tiêu bài dạy, phương tiện, cần chuẩn bị kiểm tra bài cũ và những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. Kế hoạch dạy học năm học, bài học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Việc lập kế hoạch bài học là việc làm thường xuyên liên tục và được giáo viên quan tâm và chuẩn bị hàng ngày trước khi lên lớp. Kế hoạch bài học cũng đã thể hiện được các yêu cầu về mục tiêu (Kiến thức, kỹ năng, thái độ), về phương pháp, về chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học, đã thể hiện sự thồng nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh và đồng thời có dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý.

Nhiều giáo viên việc lập kế hoạch kỳ và năm cịn mang tính hình thức và chưa được sự quan tâm sâu sắc và chưa thấy ý nghĩa của công tác lập kế hoạch. Mặt khác một số giáo viên cũng chưa có kỹ năng lập kế hoạch, đồng thời cịn ngại có quan điểm chưa đúng về vai trị của việc lập kế hoạch.

2.2.4.2. Thực trạng việc đảm bảo kiến thức mơn học, chương trình mơn học so với yêu cầu chuẩn hóa

Đảm bảo kiến thức môn học

Phần lớn giáo viên các trường THCS của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đều nắm vững nội dung môn học được phân công, mạch kiến thức môn học, xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lơ gíc, hệ thống, nắm

được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học.

Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên chỉ nắm vững nội dung môn học được phân cơng để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống.

Đảm bảo chương trình mơn học

Phần lớn giáo viên các trường THCS của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đảm bảo được chương trình mơn học , thực hiện đúng và đủ các nội dung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không cắt bớt và dạy ngồi nội dung đã được quy định. Có bố trí thêm những tiết dạy tự chọn cho một số môn cơ bản

Phần lớn giáo viên đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương tình mơn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa, dạy học theo chuyên đề.

Bên cạnh đó cịn một số ít giáo viên cịn dồn ép chương trình, một số bài chưa xác định được đúng mục tiêu trọng tâm của bài, chưa bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng .

2.2.4.3. Thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập

Vận dụng các phương pháp dạy học

Đa số giáo viên các trường THCS của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

Mỗi bộ mơn có khoảng 40% đến 50% giáo viên biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

Đặc biệt có một số giáo viên ln tích cực, chủ động trong việc đổi mới cách tổ chức dạy học, phối hợp một cách thành thục, khoa học, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của môn học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển kỹ năng tự học của học sinh. Nhiều giáo viên đã được tập huấn và soạn giảng trên phần mềm dạy học E-learning.

Tuy nhiên, vẫn cịn có một số giáo viên chỉ vận dụng được một số phương pháp dạy học đặc thù của mơn học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã xác định trong kế hoạch bài học.

Sử dụng các phương tiện dạy học

Số đơng các đồng chí giáo viên nhà trường sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học như: biết sử dụng thành thạo các thiết bị, thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ của bộ mơn như: tranh, ảnh, mơ hình ... biết sử dụng máy tính, máy chiếu, internet, các thiết bị thí nghiệm mới hiện đại, phần mềm soạn giảng E- learning và các phương tiện khác.

Khoảng một 65% số giáo viên biết lựa chọn chuẩn bị và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.

Tiêu biểu có một số giáo viên biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với máy tính, mạng internet và các thiết bị dạy học khác, biết cải tiến phương tiện dạy học, biết sưu tầm, tự làm và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

Nhưng vẫn cịn số đơng giáo viên chỉ biết sử dụng những phương tiện dạy học quy định trong chương trình mơn học, trong danh mục thiết bị dạy học mơn học mà khơng có sự cải tiến hay linh hoạt.

Xây dựng môi trường học tập

Phần lớn giáo viên đã biết tạo bầu khơng khí hăng say học tập, kích thích được tính tích cực chủ động của học sinh, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Như biết khuyến khích học sinh mạnh dạn tự tin không chỉ trả lời câu hỏi của giáo viên mà còn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Tạo ra các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong quá trình dạy học để các em học sinh được tham gia nhiều hơn từ đó tạo nên sự tự tin, dân chủ và sự hợp tác trong quá trình dạy học.

Đặc biệt có một số giáo viên đã biết cách ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Như ln giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, tơn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo khơng khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an toàn.

Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít giáo viên chưa tạo ra được bầu khơng khí học tập thân thiện, lành mạnh chưa khuyến khích được học sinh học tập sơi nổi, tiết dạy cịn trầm hoặc khơng khí giờ dạy cịn căng thẳng.

2.2.4.4. Thực trạng việc quản lý hồ sơ dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý hồ sơ dạy học

Phần lớn giáo viên đã quan tâm tới việc xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học. Đầu năm học và trong quá trình dạy học hầu hết giáo viên ln phải chuẩn bị, hồn thiện, sử dụng và bảo quản hồ sơ dạy học.

Số đông giáo viên đã biết cách xây dựng, sử dụng và bảo quản hồ sơ phù hợp với nhiệm vụ cơng tác của mình, các tài liệu, tư liệu được sắp xếp một cách khoa học và dễ dàng sử dụng.

Một số đồng chí đã biết cách xây dựng, xử dụng, quản lý hồ sơ có hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)