5. Kết cấu của khóa luận
2.2. Khái quát tình hình hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh của
2.2.2. Phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2. Phân tích tình hình chi phí của doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2021. Đơn vị: Tr. đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Tổng chi phí 30,832 52,480 35,762 21,648 70.2 (16,718) (31.9) Giá vốn hàng bán 27,630 47,476 31,494 19,846 71.8 (15,982) (33.7) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,268 4,315 2,985 2,047 90.3 (1,330) (30.8) Chi phí tài chính 0,934 0,689 1,283 (0,245) (26.2) 0,594 86.2
Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội).
Tổng chi phí của công ty năm 2020 ở mức 52,5 triệu đồng, tăng 21,6 triệu đồng (khoảng 70%) so với năm 2019. Đến năm 2021 thì tổng chi phí của cơng ty lại giảm đáng kể, đạt ở mức 35,762 triệu đồng, giảm 16,7 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng giảm khoảng gần 32%. Từ bảng trên ta thấy được tổng chi phí của cơng ty có nhiều biến động, cụ thể là do các chỉ tiêu sau tác động:
A) Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán có sự biến động rõ rệt trong vòng 3 năm do giá vốn hàng bán tăng giảm tỷ lệ thuận theo biến động của doanh thu. Giá vốn năm 2020 là 47,476 triệu đồng, với mức độ tăng trưởng là gần 72% so với năm 2019. Đến năm 2021, do doanh thu bán hàng giảm nên giá vốn hàng giảm chỉ đạt mức 31,494 triệu đồng với tốc độ giảm khoảng hơn 33% so với năm 2020.
Tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng năm 2020 (doanh thu thuần về bán hàng tăng 81.4%) nhưng đến năm 2021 thì tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lại giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu bán hàng (tốc độ giảm của doanh thu bán hàng là 23.6%). Năm 2020 so với 2019, tỷ trọng giá vốn/tổng chi phí tăng 1.02 lần, tuy nhiên năm 2021 so với 2020 lại giảm 1.06 lần.
=> Đánh giá: Như vậy theo phân tích trên ta thấy tỷ lệ chi phí giá vốn
hàng bán có sự biến động rõ rệt, ngun nhân khơng phải là do giá mua vào giảm mà là do chính sách giá bán ra của công ty. Việc tăng giá bán làm cho lợi nhuận gộp của công ty tăng, nhưng mặt trái của việc tăng giá này sẽ làm cho lượng hàng hóa bán ra giảm và doanh thu của năm 2021 đã chứng minh rằng việc tăng giá vốn hàng bán sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình doanh thu. Tuy nhiên do chi phí kinh doanh ngày một tăng, việc nâng khoảng cách giữa giá bán ra và giá mua vào là điều không thể tránh khỏi, vấn đề ở đây là công ty phải biết cách nâng giá sao cho phù hợp, tức là làm sao vẫn đảm bảo được lợi nhuận mong muốn và ở mức giá đó khách hàng có thể chấp nhận được. Do tính chất ngành kinh doanh sơn có sự biến động theo thời gian, vào các dịp cao điểm trong năm, các nhà cung ứng thường tăng giá cao hơn so với ngày thường do lượng cầu vào những dịp này thường tăng lên mạnh. Do đó cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng chi phí đầu vào và giá bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trên nguyên tắc hạn chế tối đa tăng giá. Đây là bài tốn khó khăn cho cơng ty, chính vì vậy mà cơng ty cần tìm đối tác
bền vững và ổn định trong thời gian hoạt động lâu dài.
B) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí quản lý nhân viên, chi phí đồ dùng văn phịng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý ở các chi nhánh,....Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp biến động cả về giá trị tuyệt đối các năm. Cụ thể là năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp là gần 2,3 tỷ nhưng chỉ sau một năm chi phí quản lý tăng gần gấp đôi, đạt mức 4,3 tỷ đồng, chủ yếu ở đây là do giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển cũng tăng theo, không những thế trong năm cơng ty cịn mở rộng sản xuất kinh doanh bán hàng và việc tăng lương cho nhân viên cũng làm tăng chi phí quản lý. Đến năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp đã được cắt giảm đáng kể đạt mức xấp xỉ gần 3 tỷ đồng với tốc độ giảm hơn 30% so với năm 2020.
=> Đánh giá: Giá trị tuyệt đối của chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh
trong năm 2020 phản ánh chính xác việc mở rộng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, cùng với đó ta thấy được tỷ trọng so với năm trước là 90%. Năm 2021, ta lại thấy chi phí giảm nhiều gần như trở về bằng chi phí của năm 2019 đạt mức 3 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ được doanh nghiệp đã kiểm soát rất tốt các chi phí, cắt giảm đi những chi phí khơng cần thiết và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời ta thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 chững lại so với năm 2020.
C) Chi phí tài chính
Ta thấy chi phí tài chính của cơng ty có sự biến động rõ rệt vào năm 2020 cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Trong năm 2019, chi phí tài chính là 934 triệu đồng, sau một năm chi phí này đã giảm xuống ở mức chỉ còn 689 triệu chiếm 1.2% với tốc độ là 26%, như vậy ta thấy tỷ trọng giảm hơn một nửa, ngun nhân là do cơng ty làm ăn có lợi nhuận và đã trả được một phần vay tài chính khiến cho chi phí lãi vay giảm xuống. Nhưng sau đó đến năm 2021,
chi phí này lại tăng lên ở mức gần 1,3 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước, điều này là do cuối năm trước doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vì vậy nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty đã đi vay ngắn hạn và chiếm dụng nguồn vốn kinh doanh của các đơn vị khác.
=> Đánh giá: Ta thấy chi phí tài chính của doanh nghiệp có sự biến động
qua các năm, điều này thể hiện chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, nêm công ty đã đi vay ngắn hạn và chiếm dụng nguồn vốn của các đơn vị khác. Mà khi đi vay phải chịu chi phí tài chính, ta thấy chi phí lãi vay của cơng ty có sự biến đổi thất thường lúc giảm lúc tăng về cả giá trị lẫn tỷ trọng, chứng tỏ rằng tình hình chi phí tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự khả quan trong thời gian vừa qua.