Phân tích các chỉ số biến động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất sơn phoenix (hà nội) giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 59)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3. Phân tích chỉ số tài chính

2.3.2. Phân tích các chỉ số biến động nguồn vốn

Bảng 2.5. Phân tích sự biến động của nguồn vốn

Đơn vị: Tr đồng NGUỒN VỐN 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Nợ phải trả 19,875 26,285 20,203 6,410 32.3 (6,082) (23.1) Nguồn vốn chủ sở hữu 32,879 43,781 51,627 10,903 33.2 7,846 17.9 Tổng 52,754 70,066 71,830 17,313 65.5 1,764 (5.2)

(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phịng Tài chính – Kế tốn cơng ty)

Giống như tổng tài sản, tổng nguồn tăng dần qua các năm đúng bằng tổng giá trị của tài sản. Mà ta thấy tổng nguồn vốn được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó chúng ta phải xem xét sự gia tăng nguồn vốn này là từ đâu mà có, có hợp pháp hay khơng?

Qua bảng trên ta thấy được tổng nguồn vốn tăng mạnh trong năm 2019 lên hơn 70 tỷ, trong đó, nợ phải trả tăng hơn 6,4 tỷ trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng một cách đáng kể khoảng gần 11 tỷ. Từ năm 2020 đến 2021, nợ phải trả giảm mạnh hơn 6 tỷ nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 7,8 tỷ đồng, do đó kéo theo tổng nguồn vốn tăng nhẹ hơn so với 2020. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua 3 năm cho thấy doanh nghiệp có xu hướng tự chủ về tài chính hơn.

2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh tốn

Bảng 2.6. Nhóm chỉ số thể hiện khả năng thanh toán.

Chỉ số 2019 2020 2021

Khả năng thanh toán ngắn hạn 2.17 3.17 2.5

Khả năng thanh toán nhanh 1.67 2.85 2.25

Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.67 0.73 0.65

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội)

Ta thấy chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp có sự biến động qua các năm từ năm 2019 chỉ số này ở mức 2,17 một năm sau tỷ lệ này đã tăng lên 3,17 với tốc động tăng là 46%. Năm 2021 chỉ số này lại giảm xuống mức 2.5. Nhìn chung, ta thấy khả năng thanh tốn ngắn hạn của cơng ty cho biết tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang dự trữ có đủ để thanh toán các khoản nợ hay khơng. Chỉ số này lớn hơn 1 thì có nghĩa là tài sản cơng ty dư thừa để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua số liệu trên ta thấy khả năng thanh tốn của cơng ty lớn hơn 1 vì vậy cơng ty ln đảm bảo trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả. Tuy nhiên do việc duy trì khả năng thanh tốn an tồn như trên lại là một trong những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của công ty ở tỷ lệ thấp do tiền mặt nhiều, các khoản phải thu nhiều, hàng tồn kho cũng nhiều.

Khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty ở mức 2,85 vào năm 2020, tăng 70% so với chỉ số năm 2019, nhưng đến năm 2021, mức chỉ số này lại giảm xuống còn 2,25. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn đang ở mức tốt, đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho đã giảm đi một khá lớn nhưng vẫn đảm bảo cho khả năng thanh toán điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có những chính sách làm cải thiện lợi nhuận.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng từ 0,67 (năm 2019) lên 0,73 (năm 2020) sau đó giảm xuống 0,65 (năm 2021) điều này đã phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp. Năm 2020 doanh nghiệp mở rộng mơ hình kinh doanh sản xuất địi hỏi u cầu cần có lượng tiền mặt đảm bảo cho hoạt động đó, điều này giải thích cho nguyên nhân hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2020 tăng. Đến năm 2021, doanh nghiệp đã có kế hoạch chặt chẽ hơn trong việc dự trữ các khoản tiền và các khoản tương đương tiền bảo đảm cho các khoản nợ đến hạn trả.

2.3.4. Phân tích nhóm chỉ tiêu sử dụng địn bẩy tài chính

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu sử dụng địn bẩy tài chính của cơng ty trong giai đoạn 2019 - 2021.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng nợ/Tổng tài sản 0.38 0.37 0.28

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu 0.6 0.6 0.39

Hệ số tự tài trợ 0.6 0.63 0.72

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội)

Hệ số tổng nợ / tổng tài sản:

Trong giai đoạn 2019 – 2021, hệ số này của cơng ty có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2019 và 2020 hệ số này ở mức là 0.37 nhưng đến năm 2021 hệ số này chỉ còn ở mức 0.28. Hệ số tổng nợ/tổng tài sản thấp cho thấy rằng công ty không cần phải lo lắng đến nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản vay nếu lãi suất tăng đột ngột hay thậm chí về việc thanh tốn các khoản vay, tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ việc công ty chưa sử dụng hiệu quả các khoản vay, chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ để có được lá chắn thuế. Vì vậy, trong thời gian tới, cơng ty cần xem xét đến việc tài sản sẽ được tài trợ

bởi cân bằng các khoản nợ vay và vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ/VCSH:

Cũng tương tự như hệ số tổng nợ/tổng tài sản, hệ số tổng nợ/VCSH của công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 và ngày càng giảm dần. Năm 2019 và 2020, trong tổng nguồn vốn của cơng ty thì nợ chiếm 60% hệ số này giảm cịn 39% vào năm 2021. Thông thường về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng ít gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ hoặc phá sản khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Công ty sẽ luôn đảm bảo đảo được khả năng trả các khoản nợ vay khi tới hạn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập DN. Do đó, DN phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Hệ số tự tài trợ:

Từ năm 2019 – 2021, hệ số tự tài trợ của công ty tăng dần, tăng từ 0.6 (2019) lên 0.63 vào năm 2020 và năm 2021 hệ số này là 0.72. Hệ số tự tài trợ có giá trị ngày càng lớn là 1 dấu hiệu tốt, cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh của cơng ty tương đối thấp. Hệ số này trong cả cả 3 năm đều lớn hơn 50% tức là nguồn vốn của công ty phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông. Công ty cần phát huy điểm mạnh này để nâng cao mức độ tự chủ và khả năng tài chính của cơng ty.

2.3.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả về khả năng hoạt động kinh doanh của công ty và công ty nên thay đổi ở mức độ nào là phù hợp với tình hình hiện tại. Dưới đây là bảng tỷ số khả năng hoạt động của cơng ty sau khi được tính tốn dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của công ty giai đoạn 2019 – 2021. Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Vòng quay tổng tài sản 0.61 0.81 0.63 Vòng quay vốn lưu động 0.62 0.90 0.67 Vòng quay hàng tồn kho 6.88 7.21 4.32

Kỳ thu tiền bình quân 97 56 62

Vòng quay các khoản phải trả 14.26 50.9 9.02

Thời gian lưu kho trung bình 173 51 85

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội)

Vòng quay tổng tài sản:

Hệ số này là thước đo khái quát nhất của hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2019 tỷ số là là 61% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 61 đồng doanh thu, năm sau con số này đã tăng lên 81% sau đó lại giảm xuống cịn 63% vào năm 2021. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không ổn định, doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách phù hợp để tối đa hiệu quả của cách sử dụng tài sản. Như đã biết, hiệu quả sử dụng tài sản có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản lý tốt tài sản sẽ góp phần tiết kiệm chi phí và tăng cường sức cạnh tranh của công ty trên thị trường hơn. Để làm tốt điều này cũng như nâng cao doanh thu trong thời gian tới, cần phải xác định chính xác nhu cầu về tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, từ đó lên kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ, mua sắm hay dự trữ tài sản.

Số vòng quay của vốn lưu động năm 2019 là 0.62 sau đó một năm do cơng ty đẩy mạnh mở rộng sản xuất kinh doanh hệ số này đã tăng lên 0.9. Tuy nhiên đến năm 2021, hệ số này giảm xuống chỉ còn 0.67. Ta thấy rằng hệ số vòng quay vốn lưu động chưa được cao chứng tỏ việc hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả, hệ số này có nhiều biến động xong nhìn chung trong cả giai đoạn thì hệ số này đã bắt đầu tăng nên, điều này chứng tỏ cơng ty đã có những thay đổi nhằm cải thiện chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng ngành thì con số này còn rất khiêm tốn. Vòng quay vốn lưu động bình quân của ngành vật liệu cơ bản hiện tại là 2,47 vòng/năm. Như vậy việc cần đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tốc độ lưu thông vốn lưu động cần phải được quan tâm hơn nữa.

Trong những năm tới, công ty cần thiết phải đưa ra các biện pháp phù hợp để quản lý và gia tăng vòng quay vốn lưu động tốt hơn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho của cơng ty là 6.88 vịng ở năm 2019 tương đương với số ngày tồn kho là 52 ngày. Sau một năm hệ số tăng lên 7.2 dẫn đến số ngày tồn kho giảm xuống 50 ngày. Tuy nhiên đến năm 2021 vòng quay hàng tồn kho lại giảm xuống còn 4.3 dẫn đến số ngày tồn kho tăng lên hơn 80 ngày. Ta thấy rằng đặc thù hàng tồn kho của ngành không nên dự trữ quá nhiều trong thời gian dài vì sẽ làm mất đi một số chất quan trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Tuy nhiên, qua phân tích ở trên ta thấy năm 2021 thời gian lưu trữ hàng tồn kho bị kéo dài hơn so với những trước điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có dấu hiệu bị chững lại.

Việc hàng tồn kho tồn đọng quá lâu theo thời gian dần dần sẽ dẫn tới doanh thu của cơng ty sụt giảm. Vì vậy cơng ty cần có những chính sách thúc đẩy tiêu thụ số lượng hàng tồn kho nhanh hơn như giảm giá hàng bán, tặng quà đi

kèm khi mua với số lượng lớn, khuyến mãi đặc biệt…

Kỳ thu tiền bình quân:

Nhìn chung kỳ thu tiền bình qn của cơng ty khá cao tuy nhiên đã có xu hướng giảm. Năm 2019 kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp khá là lâu khoảng 90 ngày, tuy nhiên một năm sau số ngày thu tiền bình quân giảm mạnh còn xuống là 56 ngày, sang năm 2021 giảm còn 62 ngày. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do công ty đang thực hiện những thay đổi về chính sách tín dụng và chiến lược kinh doanh. Cơng ty đã đưa ra những chiến lược mới nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền trước, khơng áp dụng chính sách mua hàng trả góp hay thanh tốn sau.

Điều này chứng tỏ tình hình thu nợ của cơng ty có xu hướng thực hiện tốt dần lên, tuy nhiên vẫn cần phải cải thiện để tránh việc bị chiếm dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả.

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả, tỷ số tăng từ 14 (năm 2019) lên hơn 50 (năm 2020), điều này đã phản ánh khả năng chiếm dụng vốn và khả năng thanh tốn của cơng ty với nhà cung cấp nhanh hơn của năm 2019. Nhưng sau một năm, tỷ số này đã giảm mạnh chỉ cịn mức 9,2 có nghĩa là các khoản phải trả của công ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix tăng mạnh đồng thời sẽ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý về việc chiếm dụng khoản vốn này có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện được uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Chúng ta có thể thấy năm 2021, cơng ty đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, đây cũng là một trong yếu tố làm tăng lợi nhuận của công ty.

Thời gian lưu kho trung bình của doanh nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiêu thụ hết số hàng tồn kho bình quân trong kì của mình. Ta thấy hệ số này của doanh nghiệp năm 2019 cao nhất trong 3 năm là

173 ngày nhưng đến những năm tiếp theo con số ngày giảm mạnh lần lượt năm 2020 là 51 ngày và năm 2021 có tăng một chút là 85 ngày. Điều này cho thấy, năm 2020 doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa ra những chính sách tốt nhằm tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa điều này chúng ta có thể thấy rõ. Hơn nữa giảm lượng hàng tồn kho, sẽ làm giảm đi những phát sinh chi phí như bảo quản, các chi phí thiệt hại hư hỏng, hay thất thốt hàng hóa trong q trình dự trữ. Ngồi ra, việc tích trữ một lượng hàng tồn kho quá lớn doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn do có một lượng lớn vốn bị đọng lại trong hàng tồn kho. Nhưng đến năm 2021, lượng hàng tồn kho này lại tăng lên do sản lượng bán hàng của doanh nghiệp có chút chững lại do có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành xuất hiện.

Việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều hay ít phụ thuộc vào dự báo nhu cầu bán hàng trong năm. Nhiều quá gây phát sinh chi phí, hiệu quả sử dụng vốn giảm nhưng ít quá cũng sẽ mất tính chủ động trong việc bán hàng. Vì vậy cơng ty cần có những biện pháp dự báo để duy trì một mức tồn kho hợp lý.

2.3.6. Phân tích các chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lời

Bảng 2.9. Nhóm chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2019 - 2021. Đơn vị: % Hệ số 2019 2020 2021 ROS 3% 9% 18% ROA 2% 7% 11% ROE 3% 1% 18%

Tỷ suất lợi nhuận gộp 13% 18% 29%

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) trong 3 năm của doanh nghiệp ở mức xấp xỉ 10%. Ta thấy năm 2019, ROS chỉ ở mức 3% điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 3 đồng lợi nhuận. Năm 2020, hệ số này đã tăng lên gấp 3 lần đạt 9% như vậy cứ 100 đồng doanh thu thì có 9 đồng lợi nhuận. Năm 2021 tốc độ tăng trưởng của chỉ số này gấp đôi năm trước thấp hơn tốc độ tăng của năm 2020 nhưng giá trị tuyệt đối của hệ số này đạt 18% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì có 18 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn so với những năm trước. Qua phân tích thể thấy được nguyên nhân của hệ số tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần tăng mạnh trong những năm qua là cho cơng ty đã có những chính sách nhằm tăng doanh thu như việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm khách hàng đồng thời đã tối ưu được chi phí hoạt động sản xuất. Đây chính là tín hiệu tốt cho doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất sơn phoenix (hà nội) giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)