5. Kết cấu của khóa luận
2.2. Khái quát tình hình hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh của
2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua mức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay các yếu tố đầu ra, lợi nhuận được ví như nguồn máu để nuôi sống doanh nghiệp. Phân tích tình hình lợi nhuận cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển trong thời gian hiện tại của doanh nghiệp.
Bảng 2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2021.
Đơn vị: Tr. đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 51,106 100 92,722 100 70,806 100
Lợi nhuận gộp 23,476 45.9 45,246 48.8 39,312 55.5
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20,274 39.7 40,242 43.4 35,044 49.5
Lợi nhuận trước
thuế 20,508 39.7 40,476 43.7 35,044 49.5
Lợi nhuận sau thuế 20,219 39.6 39,892 43.0 34,328 48.5
Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội)
A) Lợi nhuận gộp
Ta thấy lợi nhuận gộp trong ba năm qua đều tăng về cả giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu, như đã nói ở phần giá vốn hàng bán, nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận gộp là do doanh nghiệp đã tăng khoảng cách của giá bán ra sản phẩm hàng hóa so với giá mua vào, nhằm bù đắp cho những khoản chi phí. Cụ thể, lợi nhuận của năm 2019 chỉ ở mức gần 23,5 tỷ, chiếm 45.9% so với doanh thu. Sang năm 2020, lợi nhuận gộp đã đạt mức 45,2 tỷ, chiếm tỷ lệ 48.8% so với doanh thu với tốc độ tăng 92.7%. Năm 2021, lợi nhuận gộp
giảm xuống 5,9 tỷ, tỷ trọng so với doanh thu tăng lên 55.5%.
=> Đánh giá: Trong năm 2019, ta thấy, như vậy cứ 100 đồng doanh thu sẽ
tạo ra 45,9 đồng lợi nhuận gộp. Sang năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 48,8 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2021, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 55,5 đồng lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp thì bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán, ta thấy doanh thu và giá vốn hàng bán của cơng ty tăng. Ngồi ra, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu ngày càng tăng lên, nếu tỷ suất này vẫn cứ tăng đều trong các năm tiếp theo cùng với sự tăng lên của doanh thu thì đây là tín hiệu tốt cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.
B) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Đây là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua các năm về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu.
Cụ thể ta thấy năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 20,2 tỷ đồng chỉ chiếm 39.7% so với doanh thu nhưng sau một năm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên đạt mức 40,2 tỷ chiếm hơn 43% so với doanh thu. Năm 2021, con số này đã giảm 5,2 tỷ nhưng vẫn chiếm 49.5% doanh thu.
=> Đánh giá: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm
là tín hiệu tốt, cho thấy nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp có hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cịn nhỏ so với doanh thu, nguyên nhân là doanh nghiệp cần đẩy mạnh tỉ lệ này hơn nữa trong tương lai bằng các quản lý tốt các khoản mục chi phí.
C) Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động khác, mà cụ thể đây là khoản chiết
khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ và một phần lãi nhỏ từ việc gửi tiền ngân hàng. Ta thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 20,5 tỷ ở năm 2019 nhưng sau một năm mức lợi nhuận trước thuế này đã tăng lên 40,5 tỷ chiếm 43.7% so với doanh thu. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế giảm xuống tại mức 35 tỷ và chiếm 49.5% doanh thu.
=> Đánh giá: Qua phân tích lợi nhuận trước thuế và liên hệ lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh ta thấy trong ba năm hoạt động, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh. Năm 2020 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cao hơn của năm 2019 trong khi doanh thu của năm 2019 lại nhỏ hơn 2021, vậy xét về tiềm năng thì năm 2020 tốt hơn, do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2020 cao hơn năm 2019, có thể nói lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới là nguồn thu chính và lâu dài. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế cũng cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong năm 2021 không được hiệu quả mặc dù doanh thu lớn, các chi phí vẫn chiếm tỷ trọng cao vì vậy doanh nghiệp cần có những điều chỉnh để thắt chặt chi phí.
D) Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp có được, nó bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập của doanh nghiệp (28%). Sự tăng giảm của nó tỷ lệ thuận và giống với sự tăng giảm của lợi nhuận trước thuế, do đó ta khơng phải phân tích ngun nhân tăng giảm của lợi nhuận sau thuế. Ở đây ta xét tỷ trọng của nó so với doanh thu, tức là 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ nhận được bao nhiêu lợi nhuận. Ta thấy, năm 2019 lợi nhuận sau thuế là 20,2 triệu, 100 đồng doanh thu chỉ thu được 39,6 đồng lợi nhuận. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế là 39,9 triệu đồng, 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được 43 đồng lợi nhuận. Năm 2021, lợi nhuận sau thuế là 34,3 triệu, 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được 48,5 đồng lợi nhuận.
=> Đánh giá: Ta thấy lợi nhuận sau thuế so với doanh thu trong ba năm
qua của doanh nghiệp có tăng, xong bên cạnh đó tỷ lệ này vẫn cịn thấp và có nhiều biến động vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách điều chỉnh để tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.