Phân tích nhóm chỉ tiêu sử dụng địn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất sơn phoenix (hà nội) giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 61 - 62)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3. Phân tích chỉ số tài chính

2.3.4. Phân tích nhóm chỉ tiêu sử dụng địn bẩy tài chính

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu sử dụng đòn bẩy tài chính của cơng ty trong giai đoạn 2019 - 2021.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng nợ/Tổng tài sản 0.38 0.37 0.28

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu 0.6 0.6 0.39

Hệ số tự tài trợ 0.6 0.63 0.72

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội)

Hệ số tổng nợ / tổng tài sản:

Trong giai đoạn 2019 – 2021, hệ số này của cơng ty có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2019 và 2020 hệ số này ở mức là 0.37 nhưng đến năm 2021 hệ số này chỉ còn ở mức 0.28. Hệ số tổng nợ/tổng tài sản thấp cho thấy rằng công ty không cần phải lo lắng đến nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản vay nếu lãi suất tăng đột ngột hay thậm chí về việc thanh tốn các khoản vay, tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ việc công ty chưa sử dụng hiệu quả các khoản vay, chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ để có được lá chắn thuế. Vì vậy, trong thời gian tới, cơng ty cần xem xét đến việc tài sản sẽ được tài trợ

bởi cân bằng các khoản nợ vay và vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ/VCSH:

Cũng tương tự như hệ số tổng nợ/tổng tài sản, hệ số tổng nợ/VCSH của công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 và ngày càng giảm dần. Năm 2019 và 2020, trong tổng nguồn vốn của công ty thì nợ chiếm 60% hệ số này giảm cịn 39% vào năm 2021. Thông thường về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng ít gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ hoặc phá sản khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Công ty sẽ luôn đảm bảo đảo được khả năng trả các khoản nợ vay khi tới hạn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập DN. Do đó, DN phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Hệ số tự tài trợ:

Từ năm 2019 – 2021, hệ số tự tài trợ của công ty tăng dần, tăng từ 0.6 (2019) lên 0.63 vào năm 2020 và năm 2021 hệ số này là 0.72. Hệ số tự tài trợ có giá trị ngày càng lớn là 1 dấu hiệu tốt, cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh của công ty tương đối thấp. Hệ số này trong cả cả 3 năm đều lớn hơn 50% tức là nguồn vốn của công ty phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông. Công ty cần phát huy điểm mạnh này để nâng cao mức độ tự chủ và khả năng tài chính của cơng ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất sơn phoenix (hà nội) giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)