Phân tích các chỉ số biến động tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất sơn phoenix (hà nội) giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 54 - 59)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3. Phân tích chỉ số tài chính

2.3.1. Phân tích các chỉ số biến động tài sản

Bảng 2.4. Phân tích tình hình phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp

Đơn vị: Tr.đồng TÀI SẢN 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền

% Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TSLĐ & ĐTNH 56,373 97.2 64,143 91.5 66,391 92.4 7,770 13.8 2,248 3.5 Tiền 17,315 29.8 14,734 21.3 17,207 24 (2,581) (14.9) 2473 16.8 Khoản phải thu 25,961 44.7 42,776 61.1 41,726 58.1 16,815 64.8 (1,050) (2.5) Hàng tồn kho 13,093 22.6 6,589 9.4 7,297 10.2 (6,504) (49.7) 708 10.7

Tài sản ngắn hạn khác 4 0.007 44 0.06 162 0.23 40 100 118 295 TSCĐ & ĐTDH 1,650 2.8 5,923 8.5 5,438 7.6 4,273 259 (485) (8.1) Tài sản cố định 961 1.7 5,923 8.5 5,438 7.6 4,962 516 (485) (8.2) Tài sản dài hạn khác 689 1.1 - - - - - - - - Tổng 58,023 100 70,066 100 71,820 100 12,043 20.8 1754 2.5

(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phịng Tài chính – Kế tốn cơng ty)

Thông qua bảng báo cáo trên ta thấy được giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp là hơn 58 tỷ đồng năm 2019. Sang đến năm 2020, tổng số tài sản là 70 tỷ tăng khoảng 12 tỷ chỉ sau một năm, với tốc độ tăng trưởng là 20.8% so với năm 2019. Ta có thể thấy rằng tổng tài sản tăng mạnh là do tài sản cố định tăng mạnh (có thể thấy rằng doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất theo cách mở rộng thêm hoặc có thể mua sắm thêm các thiết bị máy móc hiện đại). Đến năm 2021 tổng tài sản tăng nhẹ đạt mức 71.8 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng là 2.5% giảm 18% so với tốc độ tăng trưởng của năm 2020.

1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trong lớn trong tổng tài sản tăng lên một cách đáng kể qua các năm. Cụ thể như sau:

Năm 2019, tổng giá trị của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 56.4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 97%. Năm 2020, tổng giá trị là 64 tỷ tăng gần 8 tỷ so với năm 2019 với tốc độ tăng trưởng là 13.8% nhưng trên thực tế thì tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm chỉ còn 91.5%, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản. Năm 2021, vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 66.4 tỷ, tăng hơn 2 tỷ so với năm trước, tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 3.5%. Sự thay đổi và biến động về kết cấu tài sản lưu động là do sự thay đổi của một số yếu tố sau:

Vốn bằng tiền

Ta thấy nguồn vốn bằng tiền giảm trong năm 2020 sau đó thì lại tăng trở lại năm 2021. Cụ thể như sau:

Năm 2019 số vốn bằng tiền là 17.3 tỷ chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng số tài sản. Năm 2020 vốn bằng tiền mặt giảm hơn 2.5 tỷ từ 17.3 tỷ xuống còn 14.7 tỷ với tốc độ giảm gần 15% chỉ sau một năm. Bên cạnh đó thì tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng số tài sản cũng giảm chỉ còn chiếm 21%. Năm 2021 tiền mặt tăng khoảng 2 tỷ rưỡi với tốc độ tăng trưởng là 17% đạt mức 17 tỷ chiếm tỷ trọng 24% trong tổng số tài sản.

=> Đánh giá: Năm 2020 công ty đầu tư và nâng cao mơ hình sản xuất kinh

doanh bằng cách mua thêm các tài sản cố định như máy móc, thiết bị hiện đại vì vậy lượng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi một lượng đáng kể từ 17.3 tỷ xuống còn hơn 14 tỷ. Nhưng sang đến năm 2021 thì lượng tiền mặt bắt đầu tăng trở lại để phục vụ cho mục đích mở rộng quy mơ sản xuất, dự trữ một lượng hàng tồn kho khá lớn vì vậy cơng ty đã dùng vốn tiền mặt để thanh toán.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu tăng trong 2 năm 2019 và 2020 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Cụ thể là năm 2019 khoản phải thu là 26 tỷ chiếm tỷ trọng 45% thì sang đến năm 2020 tăng mạnh với tốc độ tăng là 65% và đạt mức 42.7 tỷ chiếm 61% tổng tài sản. Năm 2021 thì số liệu này có dấu hiệu giảm một chút so với năm trước nhưng không đáng kể, với tốc độ giảm chỉ 2.5% khoản phải thu của doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số tài sản ở mức 58% với số tiền tương ứng là 41.7 tỷ.

=> Đánh giá: Các khoản phải thu tăng mạnh trong 2 năm 2020 và 2021 đã

phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trong vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm nhiều khác hàng mới, tập trung vào bán buôn cho các đối tác lớn, nhưng điều này cũng mang lại nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp, các khoản phải thu lớn có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng làm cho lượng tiền mặt giảm và ảnh hưởng xấu đến sự chủ động vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, có thể doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để tài trợ ngồn vốn lưu động này. Điều này làm tăng rủi ro về vốn cho doanh nghiệp.

Hàng tồn kho

Lượng hàng tồn kho có sự biến động rõ rệt từ năm 2019 đến 2021, năm 2020 thì lượng hàng tồn kho giảm mạnh sau đó tăng nhẹ vào năm 2021 kéo theo sự biến động cùng chiều của tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng số tài sản. Năm 2019, lượng hàng tồn kho lớn chiếm 22.6% trong tổng số tài sản, tương đương với hơn 13 tỷ đồng. Đến năm 2020, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm xuống hơn một nửa so với năm 2019 chỉ còn 6.6 tỷ đồng chiếm chưa đầy 10% trong tổng tài sản. Lượng hàng tồn kho tăng khoảng hơn 700 triệu trong năm 2021 tỷ trọng chiếm 10% trong tổng tài sản.

chất đặc biệt là ngành sơn, thì việc tích trữ một lượng hàng tồn kho lớn và điều này khiến cho doanh ngiệp mất thêm nhiều chi phí để bảo quản chất lượng của sản phẩm nhưng mặt khác doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo một lượng hàng tồn kho vừa đủ để đáp ứng được như cầu của khách hàng.

2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định tăng mạnh cả giá trị và tỷ trọng trong 2 năm 2020 và 2021. Năm 2019 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ đạt mức 1.6 tỷ chiếm tỷ trọng là 2.8% trong tổng số tài sản. Trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trong 1.7% tương đương với 961 triệu đồng và phần còn lại của đầu tư dài hạn trong năm 2019 là 689 triệu động. Nhưng đến năm 2020, mức tăng của tài sản cố định tăng lên một cách đáng kể với mức tăng là 516% với số tiền là gần 6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8.5 %. Năm 2021, tài sản cố định có chút giảm nhẹ với tốc độ giảm 8.2% so với năm trước tương ứng 5.5 tỷ đồng.

=> Đánh giá: Ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 2019 ở

mức thấp nhưng đến năm sau doanh nghiệp đã đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất cùng với cải tiến máy móc kỹ thuật theo đó ta thấy được mức độ đầu tư xây dựng tài sản cố định tăng lên một cách đáng kể và chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS đồng thời doanh nghiệp đã cắt bỏ các khoản đầu tư dài hạn để tập trung vào xây dựng đầu tư TSCĐ. Một doanh nghiệp sản xuất thì việc đầu tư TSCĐ phục vụ sản xuất là rất quan trọng, giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2021 giảm do khấu hao là phù hợp do năm 2020 vừa mới mua sắm.

Năm 2021, cơng ty khơng có thêm hoạt động tài chính hay xây dựng thêm tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần, nguyên nhân của việc giảm tài sản cố định là do khấu hao TSCĐ hàng năm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất sơn phoenix (hà nội) giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)