5. Kết cấu của khóa luận
3.1. Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng tới tình hình hoạt động sản
sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2025
Những năm gần đây là những năm nền kinh tế trong và ngồi nước có nhiều biến động. Năm 2018, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, thương mại toàn cầu giảm do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Những thay đổi chính sách chủ chốt ở các nền kinh tế lớn (Anh, Pháp…) Ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính và hoạt động kinh tế trên tồn thế giới. Tuy nhiên, các nền kinh tế ở Đông Nam Á vẫn theo kịp đà tăng trưởng của năm trước, đặc biệt Philippin và Việt Nam là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực (trên 7%). Sang đến năm 2019, trong bối cảnh các vấn đề tồn tại của nền kinh tế thế giới chưa được giải quyết, tốc độ tăng trưởng GDP giảm, tín dụng thắt chặt, thị trường Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những ngành đầu cơ về tài sản như bất động sản. Mặc dù mơi trường nền kinh tế tồn cầu trở nên thách thức và khó khăn hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD vào năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm 2019, đầu phát triển tăng 10.2%, nâng tổng mức đầu tư lên 33.9% GDP so với 32.6% trong năm 2015.
Tuy nhiên đầu năm 2020, do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều các quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp trung ương và địa phương. Trong khi
kinh tế vĩ mơ và tài khố ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3.8% trong quý đầu năm 2020, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đốn, tuỳ thuộc vào quy mơ và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 sẽ giảm xuống 3-4% so với tỉ lệ 6.5% được dự báo trước khủng hoảng. Yêu cầu lên tài chính cơng sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do cần khởi động gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2022. COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, đây là các nội dung chính mà Viết Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn.
Trên cơ sở đánh giá nền tảng kinh tế Việt Nam sau giai đoạn 2017 – 2020, xem xét các yếu tố trong và ngồi nước có nhiều khả năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới, NCIF dự báo, giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3.5 - 4.5%/năm. Năng suất lao động cải thiện hơn với tốc độ tăng khoảng 6.3%/năm. Với kết quả tăng trưởng này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.
Qua đây chúng ta thấy được tiềm năng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, ngồi ra cùng với các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh. Và đương nhiên công ty TNHH Sản xuất Sơn Phoenix (Hà Nội) cũng có những cơ hội thuận lợi để phát triển trong những năm tới. Nguồn thị trường tiềm năng yêu cầu công ty phải có đủ nguồn lực cả về vốn và trình độ để nắm bắt được cơ hội.