Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng huế (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam

1.2.2.1. Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam từ năm 2001- cuối năm 2007

Từ năm 2001 đến 2007, Tổng Công ty vật liệu xây dựng Việt Nam (VNAA) giữ vị trí độc quyền về việc điều phối các hoạt động trên thị trường vật liệu xây dựng. Người tiêu dùng và các nhà thầu xây dựng phải năn nỉ chờ duyệt kế hoạch, bị ám ảnh bởi giá cả, đặc biệt là vào đầu mùa xây dựng (từ tháng 3 đến tháng 5).

Năm 2006, khủng hoảng thiếu làm cho giá cả tăng vọt, các nhà thầu phải đồng loạt ngưng thi công, sự phát triển của ngành xây dựng đã làm cho cầu về vật liệu xây dựng tăng vọt. Để giải quyết sự thiếu hụt này, một mặt, Chính phủ cho phép nhập khẩu vật liệu xây dựng và ấn định hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ nhà sản xuất trong nước, mặt khác, Nhà nước ấn định giá bán cao nhất ở năm vùng trọng điểm: Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ để bảo vệ người tiêu dùng. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước do việc nhập khẩu lậu, làm phát sinh việc mua bán hạn ngạch nhập khẩu và tạo ra những hoạt động phi sản xuất trong nước.

1.2.2.2. Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam từ 2008 đến nay

Trong bối cảnh cầu vượt cung và nguồn vốn trong nước bị hạn chế cũng như vai trị quan trọng của ngành cơng nghiệp vật liệu xây dựng. Chính phủ đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào ngành cơng nghiệp này dưới hình thức liên doanh.

Năm 2004, các tập đoàn Chinfon Global, Lucksvaxi, Holderbank đã nhảy vào và lập những dự án liên doanh: Chinfon, Văn Xá, Sao Mai. Sự bước vào hoạt động của các Công ty liên doanh năm 2008 làm thay đổi cơ cấu thị trường, từ một thị trường độc quyền chuyển sang thị trường thiểu số độc quyền.

Tóm lại, sự có mặt các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành vật liệu xây dựng Việt Nam dưới hình thức liên doanh đã làm thay đổi cơ cấu thị trường, biến thị trường độc quyền thành thị trường thiểu số độc quyền, biến khủng hoảng thiếu thành khủng

hoảng thừa, đổi từ việc tăng giá trở thành việc giảm giá, chấm dứt hẳn việc nhập khẩu và chuyển sang xuất khẩu trong thời gian tới. Việc cung vượt cầu trong thị trường thiểu số độc quyền này đã thật sự dẫn đến cuộc chiến, cuộc chạy đua về việc giành giật thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong những năm qua ngành vật liệu xây dựng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 9%-12% GDP. Vì thế Chính phủ xác định Vật liệu xây dựng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành ở trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối tác liên doanh nước ngồi vốn có tiềm lực kinh tế mạnh và dày dặn kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh VLXD nói chung và CTCP VLXD Huế nói riêng. Vì vậy địi hỏi doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn để nắm bắt thời cơ, từ đó đạt được những thành tích đáng ghi nhận như đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2. Thực trạng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm gần đây, Thừa Thiên Huế là một trong số các tỉnh có cơng nghiệp sản xuất VLXD phát triển đáng kể. Ngành sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển dần sang sản xuất lớn với cơng nghệ thiết bị hiện đại, cơ giới hóa và tự động hóa, đồng thời sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, khơng chỉ phục vụ trong tỉnh mà còn phục vụ cho các tỉnh trong khu vực, các tỉnh khác trong cả nước mà còn tham gia xuất khẩu một số chủng loại VLXD như xi măng, tôn lạnh, gạch các loại, đá xây dựng, kính xây dựng và bê tơng các loại…

Cơng nghệ sản xuất VLXD trong tỉnh ở một số lĩnh vực hiện đã đạt xấp xỉ với trình độ của các nước trong khu vực và thế giới (sứ vệ sinh, gạch ốp lát, kính xây dựng). Một số chủng loại VLXD có cơng nghệ sản xuất tương đương với trình độ ở

các tỉnh có cơng nghiệp sản xuất VLXD phát triển (sản xuất gạch công nghệ tuy nen, khai thác đá xây dựng). Tỷ lệ các công nghệ tiên tiến trong sản xuất VLXD của tỉnh khá cao: công nghệ sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát, kính xây dựng hầu hết đều được trang bị công nghệ tiên tiến và hiện đại; tỷ lệ công nghệ tiên tiến trong khai thác đá đạt đến 75,6%, trong sản xuất gạch đạt xấp xỉ 67% (trung bình của cả nước hiện nay khoảng 65%) đây là một tỷ lệ tương đối cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Quy mơ sản xuất nói chung của các cơ sở sản xuất VLXD trong tỉnh thuộc loại trung bình và lớn: 11 cơ sở khai thác đá có cơng suất 0,9 đến 1 triệu m3/năm; 6 cơ sở sản xuất gạch tuy nen công suất từ 20 đến 45 triệu viên /năm, 50 cơ sở công suất khoảng 10 triệu viên/năm; 3 cơ sở sản xuất sứ vệ sinh đều có cơng suất từ 300 đến 600 nghìn sản phẩm/năm; các cơ sở sản xuất gạch ốp lát đều có cơng suất từ 2 đến 5 triệu m2/năm.

Tóm lại trong những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo của tỉnh và các ban ngành chức năng, ngành công nghiệp VLXD ở Thừa Thiên Huế đã phát triển không ngừng, tự khẳng định mình trong cơ chế mới hồ nhập với nền kinh tế của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động trên địa bàn tỉnh. Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành cơng nghiệp VLXD, do đó việc nghiên cứu vận dụng phát huy những nguồn lực thuận lợi hiện có, tìm kiếm các giải pháp để hạn chế và vượt qua những khó khăn là cơng việc địi hỏi phải được tiến hành thường xuyên. Có như vậy, ngành sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế mới có thể phát triển mạnh, khơng chỉ thoả mãn cho nhu cầu của mình mà cịn tham gia vào cơng cuộc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng huế (Trang 30 - 33)