Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng huế (Trang 63 - 65)

BẢNG 5 : TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CƠNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2012

2.2.2.2.Phân tích chi phí

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng và gắn liền với sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền qua các quá trình hoạt động kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành tồn tại và phát triển, từ khâu mua hàng hóa, nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí. Mặt khác, việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định đầu tư mua thêm bao nhiêu hàng hóa của doanh nghiệp, là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, mức chi phí càng thấp thì mức lợi nhuận càng cao.

Qua bảng 8 phản ánh tình hình biến động chi phí hoạt động kinh doanh của CTCP VLXD Huế, ta thấy chi phí của Cơng ty tăng nhanh qua các năm đặc biệt là năm 2012. Cụ thể: năm 2011 tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Cơng ty là 17.870,29 triệu đồng, sang năm 2012 tăng cao với tốc độ 57,57% tương ứng tăng 10.288,12 triệu đồng và đạt 28.158,41 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2013 tốc độ tăng của chi phí đã khơng cao như năm 2012, chỉ tăng 12,23% hay tương ứng tăng 3.445,07 triệu đồng so với năm 2012. Chứng tỏ, Cơng ty đã có những kế hoạch phân bổ chi phí hợp lý làm giảm tốc độ tăng của chi phí hoạt động kinh doanh. Sự biến động của chi phí thể hiện qua các yếu tố chi phí như: chi phí mua hàng, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ và một số chi phí khác.

Chi phí mua hàng: chi phí mua hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi

phí của Cơng ty (trên 84%) và là khoản mục lớn quyết định giá thành sản phẩm. Năm 2012, tỷ trọng chi phí mua hàng chiếm 87,27% trong tổng chi phí của Cơng ty, tức đã

tăng thêm 8.211,6 triệu đồng hay tăng thêm 52,65% so với năm 2011, đó là do Cơng ty mở rộng quy mơ hoat động, mua thêm rất nhiều hàng hóa. Mặt khác, năm 2012 giá hàng hóa tăng so với năm 2011 nên đã làm cho chi phí mua hàng tăng mạnh. Năm 2013, chi phí mua hàng của Cơng ty tiếp tục tăng lên, tăng 13,66% hay tương ứng tăng 3.252,3 triệu đồng và chiếm tới 13,66% trong tổng chi phí của Cơng ty.

Chi phí tiền lương: tiền lương là một phần của sản phẩm xã hội được phân

phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Tiền lương được chi trả xứng đáng với trình độ và cơng sức của người lao động bỏ ra sẽ là địn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tăng doanh số bán hàng, cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Với ý nghĩa như vậy cần thiết phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương để thấy được ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Chi phí tiền lương của Cơng ty qua 3 năm đều tăng, cụ thể: năm 2011 là 1.011,51 triệu đồng chiếm 5,66% trong tổng chi phí; năm 2012 tăng 500,76 triệu đồng hay tương ứng tăng 49,51% và năm 2013 tăng 12,59%, đạt 1.702,65 triệu đồng.

Chi phí khấu hao tài sản cố định: chi phí khấu hao TSCĐ cũng là một yếu

tố cơ bản trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình biến động về chi phí khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, vì vậy phải đánh giá sự biến động và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. Năm 2011, chi phí khấu hao TSCĐ là 58,02 triệu đồng chiếm 0,32% trong tổng chi phí của Cơng ty. Năm 2012, khoản chi phí này tăng đến 212,51% hay tương ứng tăng 123,30 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013, chi phí khấu hao TSCĐ giảm so với năm 2012, giảm 44,62% hay tương ứng giảm 80,90 triệu đồng.

Chi phí dịch vụ mua ngồi: chi phí này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ

trong tổng chi phí nhưng cũng có sự biến động đáng kể qua 3 năm. Cụ thể là năm 2012 tăng đến 236,87% so với năm 2011, và đến năm 2013 thì lại giảm 42,97% so với năm 2012. Điều này cho thấy, nỗ lực của cán bộ công nhân viên của Cơng ty ln cố gắng tìm ra phương pháp tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả cao mà lại giảm được chi phí. Đây là thành công đáng ghi nhận của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng huế (Trang 63 - 65)