Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trung tâm GXTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 28 - 37)

1.4. Lý luận về hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp

1.4.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trung tâm GXTX

Nhiệm vụ của GVCN lớp được quy định trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, cụ thể như sau:

20

1.4.2.1. Thành lập Ban tự quản cho lớp chủ nhiệm

Ngay từ đầu năm học khi được giao nhiệm vụ, GVCN triển khai kế hoạch thành lập Ban tự quản cho lớp, trên cơ sở các quy định chung của nhà trường.

Việc thành lập ban tự quản được tiến hành một cách thận trọng. Việc bầu cử dựa trên tinh thần dân chủ, bình đẳng, khuyến khích HS tự ứng cử, nếu có kế hoạch hành động phù hợp. Ban lãnh đạo lớp có năng lực sẽ thúc đẩy sự tiến bộ nhanh chóng của tập thể lớp.

Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là cơ sở cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm. Ứng viên lớp trưởng phải có những phẩm chất sau đây:

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, gương mẫu trong lời nói và việc làm. + Tính tình thẳng thắn, dám đấu tranh, dám phê bình.

+ Năng nổ và sẵn sàng hoạt động. + Có khả năng học tập tốt.

+ Được tập thể lớp tín nhiệm.

+ Có điều kiện thuận lợi để làm việc cho tập thể.

Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng cho họ có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, bồi dưỡng cho họ phương pháp quản lý lớp.

Mỗi tháng lớp họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, có sổ theo dõi. Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm lớp giao ban một lần vào 15 phút đầu giờ thứ 6 để cuối giờ có số liệu sinh hoạt lớp.

Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm tránh làm thay cơng việc của cán bộ lớp và khơng phó mặc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp.

GVCN là cố vấn cho ban tự quản về mọi hoạt động của lớp, từ chủ trương, nội dung, đến biện pháp triển khai hoạt động. Phương pháp công tác của GVCN lớp là tác động song song, vừa trực tiếp dến với HV vừa thông qua tập thể lớp, hiệu quả giáo dục rất tốt.

Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là xây dựng một khối học viên đoàn kết, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng hoạt động một cách sáng tạo, vì sự tiến bộ của cả lớp. Trong tập thể có nhiều phần tử tiên tiến xung phong, gương mẫu vào các công việc chung, thực hiện một cách sáng tạo có tác dụng làm gương cho mọi người khác noi theo.

Xây dựng tập thể lớp là xây dựng một tổ chức có văn hóa, một mơi trường lành mạnh, thân thiện, để hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi thành viên trong lớp cùng nhau phấn đấu, tu dưỡng.

Xây dựng tập thể lớp là xây dựng một viễn cảnh tươi đẹp cho mọi thành viên, hướng tới ngày tất cả đều tổt nghiệp ra trường, cùng thi đỗ vào đại học, tiến bộ thành đạt trong nghề nghiệp, hạnh phúc gia đình của tất cả mọi người trong tương lai.

1.4.2.2. Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của học viên trong lớp

Nắm vững đặc điểm học viên trong lớp để có các biện pháp tổ chức, giáo dục cho phù hợp với các đối tượng, để có những tác động sư phạm thích hợp, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học viên. Trong thực tế, muốn giáo dục học sinh về mọi mặt thì phải hiểu các em về mọi mặt. Học viên tồn tại với tư cách vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể tự giáo dục, với tính năng động có ý thức của chúng.

Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, về khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể và những người chung quanh, thấy được những mặt mạnh, những mặt yếu cơ bản của từng học viên cũng như của cả lớp, dự đoán được quá trình phát triển nhân cách, phát triển tập thể, để tìm ra những yếu tố mới, những mầm mống mới tích cực xây dựng tập thể.

Học viên ở Trung tâm GDTX là đối tượng phức tạp về độ tuổi. Do đó cơng tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu học viên một cách đầy đủ, cụ thể và tồn diện nhằm có thể lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả năng mang

22

lại hiệu quả cao nhất. Thực tiễn giáo dục cho thấy nhiều trường hợp thất bại đáng tiếc của các giáo viên thậm chí gây thương tổn nặng nề cho cả hai phía do các thầy cơ khơng hiểu biết đầy đủ về học viên, đặc biệt là học viên người dân tộc.

Hiểu học viên là điều kiện cần thiết trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi giữa GVCN và học viên, là tiền đề cho việc hình thành tình cảm thầy trị thơng hiểu, gắn bó.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu tập thể học viên giúp GVCN nắm được tình hình mọi mặt của lớp, từ đó có được những căn cứ khách quan để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm với những mục tiêu, nội dung và giải pháp phù hợp nhất

- Tìm hiểu tập thể học viên gồm tìm hiểu trình độ phát triển của lớp, truyền thống của tập thể, bầu khơng khí, các mối quan hệ trong tập thể, sự phân hóa các nhóm tự phát, các thủ lĩnh tự phát, một số vấn đề về xu hướng chung của tập thể, mặt mạnh, mặt yếu…

- Tìm hiểu cá nhân học viên về các đặc điểm thể trạng, thể lực, sinh lý lứa tuổi, sức. Nắm vững những đặc điểm này GVCN sẽ cùng cả lớp giúp học viên giữ gìn sức khỏe, phát huy ưu thế thể lực nếu có, đồng thời quan tâm, giúp đỡ những học viên có vấn đề về sức khỏe khơng bình thường trong phân cơng cơng việc, bố trí chỗ ngồi….

- Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học viên GVCN cần nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý nổi bật như: năng lực nhận thức, tư duy, khả năng chú ý, quan sát, xu hướng cá nhân, sở thích, nguyện vọng, động cơ học tập, năng lực hoạt động, kiểu khí chất, tính cách và đặc biệt là thói quen hành vi của học viên.

- Tìm hiểu đặc điểm quan hệ xã hội của học viên: Trong các quan hệ xã hội của học viên cần quan tâm tìm hiểu nhất là quan hệ gia đình, điều kiện kinh tế và quan hệ bạn bè của học viên.

- Tìm hiểu quan hệ gia đình học viên bao gồm tìm hiểu thành phần gia đình, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, quan hệ của các thành viên trong gia đình (sự quan tâm của cha mẹ với con cái, tình cảm, sự giúp đỡ giữa các thành viên

trong gia đình…), điều kiện kinh tế, truyền thống, nề nếp gia đình, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với các con. Tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến học viên, trong đó, rất nhiều những trường hợp lệch lạc về tâm lý hay những biến chuyển trạng thái đột ngột, lầm lỗi, nổi loạn ở học viên có ngun nhân xuất phát từ gia đình mà nếu khơng hiểu biết cặn kẽ, GVCN khó mà có thể giúp đỡ học viên.

- Tìm hiểu quan hệ bạn bè của học viên đặc biệt là học viên ít tuổi, các quan hệ trong nhóm bạn thân giúp GVCN có được những thơng tin quan trọng, cần thiết trong công tác giáo dục học viên. Trong nhiều trường hợp, đây là nguồn khai thác thơng tin chính xác, hiệu quả mà các nguồn thơng tin khác khơng có được nhất là đối với đối tượng giáo dục là học viên Trung tâm GDTX.

Ngồi ra, GVCN có thể tìm hiểu thêm quan hệ, cách ứng xử của học viên với thầy cô giáo, bạn bè trong lớp, trường, với bố mẹ, anh chị em trong gia đình, với hàng xóm trong cộng đồng nơi các em sinh sống, ở nơi cơng cộng…

Từ việc tìm hiểu, nắm vững những đặc điểm trên giúp GVCN lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp đối với từng học viên nhằm xây dựng cho các em có tâm hồn trong sáng, phong phú, có năng lực và sức khỏe dồi dào đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng hiện đại, văn minh.

- Cách thức tìm hiểu:

+ Nghiên cứu hồ sơ học viên: gồm lý lịch, học bạ, sổ liên lạc với gia đình học viên…

+ Trao đổi, trị chuyện nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ của học viên một cách trực tiếp.

+ Quan sát học viên thông qua hoạt động ở lớp học, cộng đồng, gia đình, ngồi đường phố, hoặc thơng qua các tình huống tự nhiên hay nhân tạo, nơi mà học viên có thể bộc lộ thái độ, tình cảm, trình độ, năng lực của bản thân một cách chân thật nhất.

24

+ Trao đổi với GVCN và các giáo viên bộ môn của năm học trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập, rèn luyện của học viên trong lớp. + Trao đổi với cha mẹ học viên để thu thập thông tin về học viên khi ở gia đình. Việc trao đổi này có thể trực tiếp thơng qua các kỳ họp phụ huynh học viên trong năm học, thăm gia đình học viên, sổ liên lạc, điện thoại, e-mail…

+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học viên: bài làm, báo tường, nhật ký, các sản phẩm lao động, học tập…

1.4.2.3. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục lớp chủ nhiệm

Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp bao gồm lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, để phát triển tập thể lớp. Từ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN sẽ định hướng tương lai của lớp học, đề xuất các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này.

Kế hoạch chủ nhiệm lớp là chương trình hành động trong tương lai của lớp. Kế hoạch chủ nhiệm của GVCN theo lớp trong suốt 3 hay 4 năm cho cấp học (THCS hay THPT) được gọi là kế hoạch chiến lược và xây dựng cho một năm gọi là kế hoạch năm học.

Trong kế hoạch năm học có kế hoạch cơng tác cho từng tháng, từng tuần. Bản kế hoạch xác định rõ mục tiêu và sản phẩm đầu ra, các hoạt động cấn được tổ chức, phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện.

1.4.2.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho HV trong lớp

Tổ chức các hoạt động giáo dục là việc triển khai các chương trình giáo dục chính khóa và giáo dục ngồi giờ lên lớp trong nhà trường với mục đích giáo dục HV tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và lao động.

Đây là nhiệm vụ cơ bản, quan trong nhất của GVCN lớp. Nội dung công việc cụ thể như sau:

+ Tổ chức các hoạt động học tập cho HV:

- Phát động phong trào thi đua học tập giành lấy điểm cao. - Tổ chức tọa đàm về phương pháp học tập có hiệu quả. - Tổ chức báo cáo điển hình tiên tiến về học tập.

- Tổ chức các nhóm bạn học tập có kết quả.

- Phối hợp với GV bộ mơn tổ chức ngoại khóa các mơn học.

- Giúp đỡ các đối tượng học viên học tập có hiệu quả, bồi dưỡng học sinh học giỏi, phụ đạo, giúp đỡ học viên học kém, quan tâm giáo dục HV có hồn cảnh gia đình khó khan, có hạnh kiểm yếu, hay sa sút trong học tập….

+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tập trung vào:

- Xây dựng phong trào thể dục, thể thao, rèn luyện và phát hiện năng khiếu - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, các hội thi văn nghệ..,

- Tổ chức tham quan, cắm trại, du lịch nhân các ngày lễ hội.

- Tổ chức tham gia các hoạt động xã hội, thăm hỏi, giúp đỡ các bà mẹ anh hùng, người có cơng với cách mang, người tàn tật, cô đơn.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, các danh nhân, các nhà khoa học, các nhà giáo tiêu biểu.

- Tổ chức thi tìm hiểu về luật giao thơng, về phịng ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập hoc đường.

- Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học viên thông qua các hoạt động đa dạng trong giờ và ngoài giờ lên lớp

+ Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, giúp HV chọn nghề phù hợp với hứng

thú, năng lực, sở thích và thị trường lao động xã hội.

+ Phối hợp với chi đoàn tổ chức sinh hoạt đồn có nề nếp và tổ chức các

hoạt động chính trị, xã hội văn hóa theo u cầu của đồn cấp trên.

+ Tìm tịi các nội dung theo chủ đề mới mẻ, hấp dẫn với tuổi trẻ với các

loại hình đa dạng, hấp dẫn để giáo dục nhận thức, thái độ và hành vi, thói quen có văn hóa đạo đức cho HV.

26

1.4.2.5. Thu thập, nắm vững mọi thông tin về học viên lớp chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm còn thể hiện là người quản lý, theo dõi, đôn đốc và nắm bắt kịp thời mọi thơng tin có liên quan đến lớp chủ nhiệm từ những vấn đề nhỏ nhất liên quan tới lớp chủ nhiệm.

Tổ chức tốt tuần sinh hoạt tập thể ngay trong đầu năm học. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình diễn biến của học viên từng ngày qua đội ngũ tự quản của lớp, giáo viên bộ môn, qua sổ ghi đầu bài, sổ trực của Đồn, cờ đỏ, xung kích …để kịp thời động viên, biểu dương những mặt tốt của học viên, nhắc nhở học viên vi phạm nội quy của Trung tâm và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh, hoặc phản ánh nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của lớp với giáo viên bộ môn và ban giám đốc.

1.4.2.6. Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học viên

Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học viên bằng cơng nghệ thơng tin để có đủ tài liệu cho hoạt động giáo dục, cho việc đánh giá học kỳ, năm học và đánh giá tốt nghiệp.

Bộ GD-ĐT cũng quy định về hồ sơ học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ- BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc tổ chức ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong cơng tác quản lí học sinh, sinh viên ở các trường là một trong những tiêu chuẩn xét thi đua năm học đối với các cơ sở giáo dục.

1.4.2.7. Làm cố vấn cho BCH Chi đoàn trong lớp chủ nhiệm

GVCN là người lĩnh hội các chủ trương, kế hoạch công tác, phong trào của Trung tâm và các đoàn thể trong Trung tâm, đồng thời cũng là người đồng chí của đồn viên HV, người phụ trách đoàn viên…nên hội tụ những hiểu biết, kinh nghiệm và tư cách làm cố vấn cho các tổ chức chính trị trong đơn vị lớp.

1.4.2.8. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài Trung tâm

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngồi Trung tâm, xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh đối với học viên.

- Các lực lượng giáo dục trong Trung tâm bao gồm: giáo viên bộ mơn, các đồn thể, lãnh đạo Trung tâm, cán bộ, công nhân viên…

GVCN phối, kết hợp với GV bộ môn để tổ chức hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HV trong lớp.

GVCN phối, kết hợp với tổ chức đoàn thể, các tổ chức trong Trung tâm để GD đạo đức, nề nếp, lối sống cho học viên và đưa HV vào các hoạt động xã hội.

- Các lực lượng giáo dục ngoài Trung tâm bao gồm: chính quyền, đồn thể địa phương, các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp…đóng trển địa bàn. Sự phối kết hợp với các lực lượng này đảm bảo cho quá trình giáo dục HV đạt được kết quả thực tế.

- Đặc biệt, GVCN phối hợp với từng cha mẹ HV và với hội phụ huynh để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)