Thành lập hội đồng chủ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 83)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn

3.2.3. Thành lập hội đồng chủ nhiệm

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Việc thành lập hội đồng chủ nhiệm lớp của Trung tâm sẽ giúp cho hoạt động quản lý đội ngũ GVCN lớp của Trung tâm được thực hiện thuận lợi hơn. Qua các buổi sinh hoạt hội đồng chủ nhiệm lớp các GVCN lớp có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý lớp, kinh nghiệm giáo dục học viên, thống nhất các biện pháp giáo dục và phối hợp với nhau trong các hoạt động chung của Trung tâm.

Việc giao ban, rút kinh nghiệm công tác GVCN lớp từng tuần sẽ giúp cho lãnh đạo Trung tâm kịp thời nắm được tình hình hoạt động, các vấn đề nảy sinh trong các lớp qua một tuần học qua báo cáo của các GVCN lớp và tổ chức Đoàn TN Trung tâm trên cơ sơ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời làm cho các hoạt động nề nếp, thi đua trong Trung tâm được ổn định và phát huy hiệu quả.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Sau khi lựa chọn, phân công GVCN lớp xong. Lãnh đạo Trung tâm ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và hội đồng chủ nhiệm và quyết định bổ nhiệm chức danh trưởng, phó các tổ chun mơn và hội đồng chủ nhiệm. Giám đốc phân cơng 1 Phó Giám đốc phụ trách mảng giáo dục đạo đức học sinh làm trưởng hội đồng chủ nhiệm lớp và chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức sinh hoạt, kiểm tra kế hoạch công tác GVCN lớp và việc triển khai thực hiện kế hoạch đó.

- Khi thành lập, cần xây dựng quy chế hoạt động, lịch hoạt động theo từng tuần và từng tháng. Bám sát vào hoạt động của Trung tâm, hội đồng chủ nhiệm hàng tuần cần có lịch sinh hoạt để trao đổi, rút kinh nghiệm, góp ý, đánh giá công tác chủ nhiệm trong tuần và trong tháng.

- Hội đồng chủ nhiệm cũng thường xuyên cử giáo viên đi dự giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm do giáo viên vững về chủ nhiệm để tạo điều kiện cho giáo viên trẻ được học hỏi kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Mỗi kỳ nên tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong phạm vi Trung tâm hay khu vực để nhằm thúc đẩy công tác giáo viên chủ nhiệm trong Trung tâm.

- Ngay từ đầu năm học lãnh đạo Trung tâm thông báo cho giáo viên về chế độ hội họp theo quy định của Trung tâm, riêng với đội ngũ GVCN lớp Trung tâm yêu cầu sẽ họp giao ban hàng tuần.

+ Thời gian:

Tiết 2 ngày thứ 7 họp GVCN khối 12 Tiết 3 ngày thứ 7 họp GVCN khối 11 Tiết 4 ngày thứ 7 họp GVCN khối 10 Tiết 5 GVCN lên cho sinh hoạt tại lớp.

+ Thành phần: Đại diện BGĐ (đồng chí Phó giám đốc phụ trách), đại diện Ban thường vụ Đồn Trung tâm (đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư), các GVCN lớp của khối. Ngồi ra, nếu có những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng hay phức tạp thì mời đồng chí Giám đốc dự họp và quán triệt nội dung.

Nghe đại diện Đoàn thanh niên (tổ chức được giao phụ trách mảng thi đua về nề nếp học viên) phản ánh về các hoạt động nề nếp nói chung trong tồn Trung tâm, thông báo kết quả thi đua của các lớp trong tuần và các hoạt động trọng tâm của tổ chức Đồn trong tuần kế tiếp.

Phó Giám đốc phụ trách lắng nghe phản hồi về tình hình học tập, rèn luyện của học viên các lớp qua cập nhật và phản ánh của GVCN. Sau đó đồng chí Phó giám đốc triển khai nội dung nhận xét đánh giá tuần học, đợt học và những thay đổi về công tác chuyên môn hoặc những điều chỉnh về thời khóa biểu, nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến các hoạt động của học viên trong tuần sau.

Các đồng chí tham dự hội nghị thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai các kế hoạch của Trung tâm. Cuối cùng đồng chí Phó giám đốc phụ trách có ý kiến kết luận, đưa ra các biện pháp giải quyết ngay nếu có thể hoặc ghi nhận và giải quyết sau đó cho kịp thời và thỏa đáng.

76

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được công tác thành lập hội đồng chủ nhiệm, Giám đốc Trung tâm nắm vững được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ giáo viên mình đang quản lý. Nắm vững chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, Giám đốc cần căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn...ra Quyết định thành lập.

3.2.4. Đổi mới chỉ đạo công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Chun mơn hóa cơng tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của Giám đốc, khắc phục các hạn chế trong chỉ đạo như chỉ đạo chung chung, chiếu lệ, thiếu kịp thời...nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ GVCNL.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Phát huy triệt để sức mạnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, Giám đốc cần đổi mới công tác chỉ đạo đội ngũ này, đồng thời tiến hành tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và các kỹ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ GVCNL.

Các công việc mà Giám đốc Trung tâm cần làm như sau:

* Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo đội ngũ GVCNL thông qua chỉ đạo hoạt động của hội đồng chủ nhiệm.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc chỉ đạo đội ngũ GVCNL của Giám đốc là công tác được làm xuyên suốt trong năm học, rất đa dạng về hình thức như chỉ đạo thông qua cuộc họp định kỳ: họp giao ban, họp hội đồng giáo dục, sơ kết học kì I, tổng kết năm học, họp định kì tổ chuyên môn, hội nghị cha mẹ học viên...xong đơi khi lại chung chung, khi thì lại chồng chéo nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để khắc phục các tồn tại trên nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo đội ngũ GVCNL, cũng là nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ GVCNL. Giám

đốc Trung tâm cần phát huy triệt để vai trò tự chủ và năng lực quản lý của tổ chủ nhiệm, chỉ đạo tổ chủ nhiệm thực hiện các nội dung sau:

- Chỉ đạo công tác xây dựng và thông qua kế hoạch năm học của tổ chủ nhiệm, khối chủ nhiệm và các GVCNL.

- Chỉ đạo việc thực hiện theo kế hoạch đã được thơng qua theo quy trình: Giám đốc chỉ đạo chung và chỉ đạo trực tiếp hội đồng chủ nhiệm, hội đồng chủ nhiệm chỉ đạo các khối chủ nhiệm, khối chủ nhiệm chỉ đạo các lớp trong khối.

- Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của hội đồng chủ nhiệm, khối chủ nhiệm theo quy định và kế hoạch.

- Tổ chức và chỉ đạo tổ, khối chủ nhiệm thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nâng cao nghiệp vụ và các kỹ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Chỉ đạo tổ chủ nhiệm, khối chủ nhiệm trong công tác kiểm tra nội bộ, công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại GVCNL và đánh giá xếp loại học viên.

- Tổ chức và chỉ đạo tổ chủ nhiệm, khối chủ nhiệm thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện cho học viên như: Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, lao động, hướng nghiệp, các hoạt động giáo dục động cơ học tập và tổ chức các hoạt động học tập của học viên, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Tổ chức và chỉ đạo hội đồng chủ nhiệm, khối chủ nhiệm làm tốt công tác tư vấn, giúp đỡ các GVCNL gặp khó khăn trong cơng tác.

- Tổ chức và chỉ đạo hội đồng chủ nhiệm, khối chủ nhiệm trong việc phối hợp các bộ phận khác của Trung tâm để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

* Xây dựng và áp dụng thực hiện quy trình cơng tác chủ nhiệm lớp.

Việc xây dựng quy trình cơng tác cho đội ngũ GVCNL là công việc rất quan trọng, thực hiện theo đúng quy trình sẽ giúp GVCNL không lúng túng trong cơng tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ GVCNL từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện học viên. Vì vậy, Giám đốc

78

cần chỉ đạo hội đồng chủ nhiệm xây dựng và áp dụng thực hiện quy trình này. Đề xuất quy trình cơng tác chủ nhiệm lớp gồm 5 bước:

Bước 1: Tìm hiểu học viên lớp chủ nhiệm :

Việc tìm hiểu và phân loại học viên theo các nội dung sau: - Tìm hiểu về hồn cảnh sống.

-Tìm hiểu những đặc điểm về thể chất và tâm sinh lý của học viên. - Tìm hiểu khả năng nhận thức, tư duy và học lực của học viên. - Tìm hiểu tính cách và những hành vi đạo đức của học viên.

Bước 2: Xây dựng đội ngũ tự quản.

- Tìm hiểu thơng tin, thăm dị ý kiến, bình bầu, lựa chọn ban cán sự lớp. - Quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong ban cán sự lớp.

- Nâng cao nhận thức, ý thức tập thể tinh thần trách nhiệm với cơng việc mình được giao, bồi dưỡng các kỹ năng công tác cho đội ngũ cán sự lớp.

Bước 3 : Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng quy chế hoạt động của lớp.

- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo hướng dẫn của Trung tâm. - Xây dựng và quán triệt nội quy “ riêng ” của lớp như việc thực hiện nề nếp, việc học tập, việc động viên thăm hỏi...khi xây dựng cần cụ thể hóa việc khen thưởng và sử phạt thật rõ ràng để động viên và nhắc nhở học viên học tập, tu dưỡng.

Bước 4 : GVCNL đôn đốc, giám sát, kiểm tra các hoạt động học tập và rèn luyện của học viên.

- Thường xuyên bám sát lớp chủ nhiệm, theo dõi chặt chẽ về mọi mặt của lớp và từng thành viên trong lớp. Kịp thời động viên khen thưởng, uốn nắn, sửa chữa những sai sót lệch lạc. của đội ngũ cán bộ tự quản của lớp.

- Phối hợp với các giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học viên và xây dựng tập thể học viên.

- Phối kết hợp, cố vấn, giúp đỡ tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Thường xuyên giữ mối liên lạc với gia đình học viên đặc biệt là các học viên còn chưa ngoan, phối hợp với cha mẹ học viên, Hội phụ huynh học viên trong việc giáo dục.

Bước 5. Đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục học viên

- Cần thường xuyên đánh giá, xếp loại theo từng tuần, từng tháng học và theo từng chủ điểm hoạt động.

- Khi tiến hành đánh giá cần xác định chuẩn đánh giá cho học viên và yêu cầu học viên tự đánh giá, tự xếp loại. Sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào nguồn thơng tin có giá trị này để đánh giá từng học viên.

- Thực hiện khen thưởng hay xử phạt phải kịp thời.

- Kết quả đánh giá, xếp loại, khen thưởng, xử phạt phải được thường xuyên gửi đến gia đình học viên và các lực lượng giáo dục khác để cùng theo dõi và giáo dục.

*Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp là công việc rất cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên trong cả năm học. Do đó, Giám đốc Trung tâm cần lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.

Nội dung bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng các kỹ năng như: kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, kỹ năng tổ chức và xây dựng tập thể tự quản, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, kỹ năng đánh giá học viên.

80

- Bồi dưỡng các phương pháp: phương pháp sử lý các tình huống sư phạm, phương pháp giáo dục học viên cá biệt...

Các hình thức và phương pháp bồi dưỡng:

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, theo chu kỳ về chun mơn nghiệp vụ theo chương trình của bộ giáo dục đào tạo.

- Bồi dưỡng tại trường thông qua hình thức thăm lớp, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ, tổ chức các hội thảo theo chuyên đề:

+ Chuyên đề tổ chức các hoạt động ngoài giờ, ngoài lớp. + Chuyên đề tổ chức các hoạt động đoàn thanh niên.

+ Chuyên đề cập nhật kiến thức về giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống HIV- AIDS.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hoá đội ngũ thông qua - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hố đội ngũ thơng qua các hình thức kèm cặp giúp đỡ theo nhóm, tổ chuyên môn hoặc hội đồng GVCNL.

- Tổ chức hội thi GVCNL giỏi hằng năm, chú trọng công tác viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài công tác GVCNL.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan đơn vị trọng điểm, các trường bạn để học hỏi và rút kinh nghiệm.

Để tổ chức bồi dưỡng GVCNL có hiệu quả và chất ượng, cần nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng trong giáo viên, đề ra các chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên lựa chọn hoặc cho giáo viên đăng kí những chuyên đề mà họ thấy cần thiết, tập hợp và lập kế hoạch bồi dưỡng. Cần căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của giáo viên từng năm để phân loại, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, tổ chức các chuyên đề và bố trí giáo viên tham gia các đợt bồi dưỡng theo chuyên đề phù hợp.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng được đầy đủ các quy định, quy chế hoạt động và phối hợp hoạt động của tổ chủ nhiệm, khối chủ nhiệm.

- Giám đốc sát sao trong việc chỉ đạo các bộ phận thực hiện đúng kế hoạch giáo dục của Trung tâm.

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp được học tập quy trình hoạt động, có ý thức trong cơng tác, thực đúng quy trình, kế hoạch đã đề ra.

- Sự đồng thuận của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong Trung tâm.

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Cơng tác kiểm tra không chỉ nhằm đánh giá, xếp loại thi đua mà cịn giúp Giám đốc nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng kỉ luật một cách khách quan, thu thập được nhiều thông tin để kịp thời điều chỉnh các nội dung, các biện pháp quản lý cho phù hợp từ đó xây dựng ngày càng hợp lý các nội dung quản lý của Giám đốc về công tác chủ nhiệm lớp. Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá còn nhằm tạo động cơ, động lực để đội ngũ GVCNL nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện kế hoạch

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của Giám đốc diễn ra thường xun và khơng chỉ có tính định kì hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ mà cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, ...

Để đảm bảo được tính khách quan, cơng bằng, vơ tư trong cơng tác kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL, ngay từ đầu năm học, Giám đốc cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cụ thể dựa trên văn bản luật, dưới luật do bộ giáo dục đào tạo ban hành. Chất lượng văn hoá trong Trung tâm được thể hiện khá cụ thể và rõ ràng, song chất lượng giáo dục thì lại khó định lượng và khó đánh giá. Do đó để việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL một cách khoa

82

học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)