Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 90 - 92)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Cơng tác kiểm tra không chỉ nhằm đánh giá, xếp loại thi đua mà cịn giúp Giám đốc nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng kỉ luật một cách khách quan, thu thập được nhiều thông tin để kịp thời điều chỉnh các nội dung, các biện pháp quản lý cho phù hợp từ đó xây dựng ngày càng hợp lý các nội dung quản lý của Giám đốc về công tác chủ nhiệm lớp. Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá còn nhằm tạo động cơ, động lực để đội ngũ GVCNL nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện kế hoạch

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của Giám đốc diễn ra thường xun và khơng chỉ có tính định kì hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ mà cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, ...

Để đảm bảo được tính khách quan, cơng bằng, vơ tư trong cơng tác kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL, ngay từ đầu năm học, Giám đốc cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cụ thể dựa trên văn bản luật, dưới luật do bộ giáo dục đào tạo ban hành. Chất lượng văn hoá trong Trung tâm được thể hiện khá cụ thể và rõ ràng, song chất lượng giáo dục thì lại khó định lượng và khó đánh giá. Do đó để việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL một cách khoa

82

học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây trong công tác kiểm tra, đánh giá :

- Cần xây dựng chuẩn đánh giá GVCNL .

- Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL.

Giám đốc Trung tâm cần xác định: Kiểm tra để ngăn ngừa là chính. Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong cơng tác GVCNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến; Đặc biệt tơn trọng và giữ uy tín cho giáo viên.

Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ giáo viên một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi giáo viên, hạn chế mặt yếu kém.

Trong kiểm tra cần tập trung vào các nội dung cơ bản như :

- Kiểm tra việc thực hiện các bước trong quy trình thực hiện công tác GVCNL, Việc thực hiện kế hoạch đã thông qua của các lớp.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ sổ sách, việc ghi chép. - Kiểm tra việc thu chi của các lớp.

- Kiểm tra việc đánh giá học viên của GVCNL .

Các hình thức kiểm tra cơng tác GVCNL của Giám đốc :

- Giám đốc có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó giám đốc, giao tổ, khối chủ nhiệm hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCNL.

- Kiểm tra trực tiếp qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm, học bạ, sổ sinh hoạt chuyên môn,báo cáo của tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm...

- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp,...

- Nâng cao ý thức tự kiểm tra, tổ chức kiểm tra chéo ( GVCNL này kiểm tra GVCNL khác, khối chủ nhiệm này kiểm tra khối kia và ngược lại ).

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kế hoạch hóa và cụ thể hóa cơng tác kiểm tra, đánh giá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Trung tâm.

- Xây dựng và triển khai quán triệt thực hiện đầy đủ các quy định về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp: quy trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, quy chế đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm lớp ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)