Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 78 - 79)

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả khơng cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính hệ thống, đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần phải xem xét tồn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến q trình thực thi các biện pháp.. Có

70

như thế thì các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để khi thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng là cán bộ quản lý phải hết sức linh họat và nhạy bén, sát với thực tế để điều chỉnh khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)