Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá HĐDH của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường trung học cơ sở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 94 - 97)

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH tại các trườngTHCS Huyện Đông Hưng Tỉnh

3.2.2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá HĐDH của giáo viên

3.2.21. Mục đích của biện pháp

Mục đích kiểm tra đánh giá HĐDH của giáo viên nhằm phát hiện và giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, giữ vững kỉ luật, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên, giúp hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục, sử dụng bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra bao qt tồn bộ các nội dung HĐDH trong đó có xác định rõ trọng tâm, phân bố đều các tháng trong năm học; đảm bảo định mức kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề. Dự kiến số lượng được kiểm tra, hình thức kiểm tra và lực lượng phương tiện phục vụ cho kiểm tra.

+ Thực hiện công tác kiểm tra đúng theo kế hoạch đã định, trong trường hợp cần thiết có thể tăng cường thêm một số nội dung kiểm tra dưới hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất.

động kiểm tra để đảm bảo tính chính xác khoa học trong kiểm tra và tư vấn hiệu quả, đúng những điều mà người thực hiện đang gặp khó khăn.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp a) Kiểm tra chuyên đề:

- Kiểm tra việc dạy học theo chủ đề. Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã phê duyệt, GV xây dựng các chủ đề dạy học và tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề đảm bảo đủ 5 bước cơ bản: “Khởi động - Hình thành kiến thức - Luyện tập - Vận dụng - Tìm tịi, mở rộng”.

+ Kiểm tra thực hiện chương trình: Cần huy động các tổ trưởng chun mơn hỗ trợ kiểm tra dưới hình thức đột xuất.

+ Kiểm tra việc soạn bài: Việc chuẩn bị giờ lên lớp quyết định đến chất lượng giờ lên lớp và chất lượng quá trình dạy học.

Hiệu trưởng phải có quan niệm đúng đắn về giáo án và quan trọng hơn là phải biết giáo viên soạn bài như thế nào. Giáo án của giáo viên phải thực sự là bản thiết kế một giờ lên lớp địi hỏi tính chính xác, rõ ràng về nội dung, phong phú về phương pháp giảng dạy.

Việc kiểm tra giáo án của giáo viên được tiến hành hàng tuần dưới sự hỗ trợ của tổ trưởng chuyên môn. Khi kiểm tra cần được đối chiếu với qui định chất lượng một bài soạn đối với từng loại bài đã thống nhất trong nhà trường. Qua đó, nhận xét tồn diện từ số lượng bài soạn có đủ trước một tuần, chất lượng bài soạn có thể hiện rõ hoạt động của thầy và trị, sự đổi mới phương pháp, hình thức trình bầy ra sao…Tất cả các nhận xét, đánh giá phải được lưu trong hồ sơ kiểm tra và được trao đổi trực tiếp với giáo viên.

+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên:

Quản lý HĐDH thơng qua việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy để trên cơ sở đó đề ra những quyết định quản lý hợp lý nhằm thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường đó là chức năng trung tâm của hiệu trưởng, đây cũng là nét đặc thù của quản lý trường học.

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dự giờ kiểm tra chun mơn và dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.

+ Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra trên 5 mặt công tác: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; trình độ nghiệp vụ; thực hiện quy chế chuyên môn; kết quả giảng dạy và giáo dục; hiệu quả thực hiện công tác khác. Cụ thể như sau:

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống bao gồm: nhận thức về tư tưởng chính trị; chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chấp hành quy chế, quy định của ngành; giữ gìn đạo đức, lối sống; tinh thần thái độ trong công tác, quan hệ với đồng nghiệp…

2. Trình độ nghiệp vụ bao gồm trình độ kiến thức, kĩ năng cần xây dựng cho học sinh và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục thể hiện chủ yếu qua tiết dạy được thanh kiểm tra.

3. Thực hiện quy chế chuyên môn bao gồm thực hiện chương trình, yêu cầu về soạn bài theo quy định, kiểm tra và chấm trả bài cho học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn và làm mới, đảm bảo đầy đủ các yêu càu về hồ sơ, và các quy định về chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục.

4. Kết quả giảng dạy giáo dục học sinh gồm có các kết quả lên lớp và tốt nghiệp của bộ môn ở các lớp giáo viên đã dạy năm trước và kết quả kiểm tra trực tiếp, có đối chiếu với sự tiến bộ của học sinh.

5. Việc thực hiện công tác khác bao gồm công tác chủ nhiệm lớp (nếu có) và cơng tác khác được nhà trường, các đồn thể phân cơng.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp

- Hiệu trưởng phải nhận thức rõ việc kiểm tra chuyên môn trong trường THCS là để thúc đẩy mọi HĐDH đi đúng hướng, đạt mục đích đề ra.

- Phải am hiểu về quy trình và kỹ thuật kiểm tra; biết sử dụng các lực lượng

trong trường để hỗ trợ công tác kiểm tra; biết chẻ nhỏ vấn đề để kiểm tra một cách sâu sắc.

-Mỗi CBGV phải nhận thức rõ và chấp hành tự giác sự kiểm tra của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn như phục tùng nguyên tắc của tổ chức.Phải hình thành được trong đội ngũ ý thức cầu thị sự tiến bộ, biết lắng nghe ý kiến

đóng góp, tư vấn, biết tự đánh giá mình và chấp nhận ý kiến phê bình nếu mình mắc sai sót, biết điều chỉnh sau khi được góp ý phê bình.

- Cần quan tâm đến việc điều chỉnh sau kiểm tra, nếu chưa thấy rõ sự tiến bộ có thể kiểm tra lại để xác định rõ nguyên nhân và vấn đề cần hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường trung học cơ sở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 94 - 97)