Thực trạng hoạt động BDĐNGVTH huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tân sơn – tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 70)

2.3. Kết quả khảo sát:

2.3.2. Thực trạng hoạt động BDĐNGVTH huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú

2.3.2.1. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động BDĐNGVTH

Để thăm dò nhận thức của CBQL,GVTH các trường về nội dung nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 230 người, được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Tầm quan trọng của công tác BD cho GVTH STT Nội dung Mức độ Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Ít quan trọng (%) 1 BD phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 72.6 27.4 0 2 BD về kiến thức 69.7 30.3 0 3 BD kĩ năng sư phạm 75.1 24.9 0 4 BD năng lực GD 56.4 43.5 0

5 BD năng lực tự hoàn thiện 50.9 45.6 3.5

(Số lượng khảo sát: 230 CB,GV) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 BD chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống BD về kiến thức BD kỹ năng sư phạm BD năng lực giáo dục BD năng lực tự hồn thiện Rât quan trọng Quan trọng Ít quan trọng

Biểu đồ 2.1: Tầm quan trọng của công tác BD cho GVTH.

Kết quả cho thấy CBQL,GVTH đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác BDGV. BD kĩ năng sư phạm và BD phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống nhà giáo cũng được chú trọng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cơng tác quản lý. Tuy nhiên vẫn cịn có số ít (3.5%) nhận thức chưa đúng về công tác BDĐNGVTH trong giai đoạn hiện nay, sự chênh lệch đáng kể trong

nhận thức giữa GV với CBQL, giữa GV có trình độ ĐHSP, CĐSP với GV có trình độ TCSP, giữa GV công tác ở vùng thuận lợi với GV công tác ở vùng cao có sự khác biệt về nhận thức.

Nhìn chung, đa số GV đã nhận thức đúng về sự cần thiết của công tác BDGV. Trước những tác động của yêu cầu phát triển GD, hầu hết GV đã có ý thức trong việc đào tạo nâng chuẩn cũng như trong việc tự BD để tránh bị tụt hậu. Đây là thuận lợi lớn trong việc quản lí hoạt động BDĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên còn một số GV chưa nhận thức đúng về việc tự BD nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình, cịn e dè và rất ngại trong việc BD cập nhật các mơn học ngoại ngữ, tin học vì họ cho là quá khó và chưa có đủ phương tiện học tập. Thiết nghĩ, cần phải tăng cường GD nhận thức hơn nữa để không những GV mà cả đội ngũ CBQL hiểu được vai trò của hoạt động BD, nâng cao năng lực QL và chuyên môn, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Trong bất kì giai đoạn phát triển nào của đất nước, khơng có chương trình, sách giáo khoa, phương tiện dạy học nào có thể thay thế người thầy giáo. Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng GVTH thì việc nhận thức của GV là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhiệm vụ GD trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2.2. Nhu cầu của CBGQLGD, GV về hoạt động bồi dướng GV

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển GDTH. Trên phạm vi toàn quốc GDTH đã phát triển đáng kể về mạng lưới, quy mô trường lớp và nhất là chất lượng GD.

Để tìm hiểu về sự cần thiết phải BDĐNGVTH, tác giả đã tiến hành điều tra 235 người là CB phòng GD, CB QL và GVTH các trường trên địa bàn Huyện Tân Sơn đã thu được kết quả như sau:

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Biểu đồ 2.2. Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiêt về BDĐNGVTH

Có tới 84,2 % CBQL và GV cho rằng rất cần thiết và 14,5% cho rằng cần thiết với các lý do về nhu cầu BD khác nhau tuỳ theo các đối tượng, tuỳ theo điều kiện và khả năng khác nhau của từng người trong đội ngũ GV. Sở dĩ cần thiết phải BD ĐNGVTH vì các lý do sau:

- Vì mặt bằng kiến thức trước khi vào sư phạm còn thấp, ý kiến này phần lớn tập trung vào số GV chưa đạt chuẩn, họ mong muốn được cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu của HS.

- Do đào tạo quá lâu, kiến thức bị lạc hậu, đặc biệt là các GV lớn tuổi. - Do trình độ đào tạo khơng đồng đều.

- Do chương trình đào tạo khơng cịn phù hợp với mục đích, yêu cầu, mục tiêu và nội dung GD cấp TH và xu hướng phát triển xã hội.

- Do chương trình SGK thay đổi, GV chưa làm chủ được SGK.

Việc BD để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là cần thiết về lĩnh vực kiến thức, kỹ năng sư phạm, các đặc trưng của tưng hoạt động và phương pháp giảng dạy đặc trưng để nắm vững chương trình.

2.3.2.3. Thực hiện mục tiêu BDGVTH Huyện Tân Sơn - Tỉnh Phú Thọ

Mục tiêu là yếu tố tiên quyết của mọi kế hoạch. Muốn kế hoạch thành cơng thì nhất thiết người thực hiện phải nắm rõ mục tiêu. Để tìm hiểu về mục tiêu BDĐNGVTH Huyện Tân Sơn - Tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành khảo sát 235 đối tượng là CBQLGD và GVTHu được kết quả như sau:

1.3 14.5

Bảng 2.14. Đánh giá nhận thức về các mục tiêu của hoạt động BDĐNGVTH

TT Mục tiêu của hoạt động BD VGVTH

CBQLGD GV Đồng ý(%) Không đồng ý (%) Đồng ý (%) Không đồng ý (%) 1 Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến

thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV

92 8 95 5

2 Giúp GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVTH

62 38 51 49

3 Nâng cao trình độ trên chuẩn GVTH 66 34 54 46 4 Nâng cao ý thức tự học, tự BD của

GV

63 37 44 56

5 Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm

86 14 75 25

(Số lượng khảo sát: 235 CBQL, GV) Từ bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các CBQLGD (92%) và GV (95%) đều nhận thức đúng mục tiêu ”Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV” và mục tiêu ” Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm” của CBQLGD là 86% và GV là 75%. Tuy nhiên cũng có khá đơng CBQLGD và GV nhận thức chưa đúng về mục tiêu BDĐNGVTH là ”Giúp GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVTH”, ” Nâng cao ý thức tự học, tự BD của GV”. Khi CBQLGD nhận thức chưa đúng về mục tiêu BDĐNGVTH sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, hình thức, phương pháp BD và không đề ra được các giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động BDGV. Cũng như GV một khi đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu BD sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động BD. Từ đó

2.3.2.4. Nội dung BDĐNGVTH

* BD các lĩnh vực chuẩn nghề nghiệp

Nếu như trước đây mục tiêu BDĐNGVTH chỉ nhằm đáp ứng chuẩn

đào tạo, bổ sung kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu đổi mới, thì việc BD để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVTH mới ban hành có những yêu cầu cao hơn đó là: Nhằm cập nhật kiến thức chuyên mơn và kĩ năng sư phạm để GV có thể dạy đủ các môn học thực hiện các hoạt động GD tồn cấp học, có khả năng dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số, dạy trẻ khuyết tật theo hướng hịa nhập ở những địa phương có nhu cầu. Những GV được BD, có thể trở thành những GV cốt cán của trường, của địa phương và có tiềm lực để phấn đấu nâng cao hơn về chuẩn, ngạch bậc.

- BD về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu nghề tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ GD HS, sống trung thực, lành mạnh, giản dị; được đồng nghiệp, nhân dân và nhân dân và HS tín nhiệm. Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chun mơn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

- BD về lĩnh vực kiến thức: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn được phân công giảng dạy; Nắm được kiến thức về tâm lí lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng sử sư phạm trong GD phù hợp với HS TH, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

- BD về lĩnh vực kĩ năng sư phạm: Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hóa chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và của lớp được phân công dạy. Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của HS, làm chủ được lớp học, xây dựng được môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tin cậy cho HS, hướng dẫn HS tự học, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học, có các biện pháp GD, quản lí HS một cách cụ thể, phù hợp với

đặc điểm HS của lớp. Một số năng lực quan trọng khác: Năng lực chuẩn đoán, năng lực đáp ứng trách nhiệm của xã hội; kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả của giảng dạy và năng lực học tập của HS, kĩ năng thiết kế bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực.

Để tìm hiểu về nhu cầu BD những nội dung chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát 230 CBQL, GVTHuộc các trường TH trong Huyện Tân Sơn và đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá nhận thức về nội dung BDGV

TT Nội dung lĩnh vực BD Mức độ Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng 1 BD về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, 143 71 16 2 BD về lĩnh vực kiến thức 177 51 2 3 BD về lĩnh vực kĩ năng sư phạm 154 72 4 (Số lượng khảo sát: 230 CBQL,GV)

Như vậy ta thấy các CBQL và GV cho rằng BD về kiến thức và BD về kỹ năng sư phạm quan trọng hơn BD về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Xuất phát từ quan điểm đã được đào tạo làm GVTHì hầu như GV nào cũng có phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh. Để đảm bảo có đủ kiến thức và thường xuyên đổi mới phương pháp GD đáp ứng sự phát triển của xã hội thì GV cần được BD thường xuyên.

Thực hiện Điều lệ trường TH được Bộ GD&ĐT ban hành, yêu cầu đạt chuẩn của GVTH là tốt nghiệp THSP, hệ 9+3 những vùng khó khăn, miền núi và hệ 12+2 cho các vùng cịn lại và phải có một tỉ lệ nhất định đạt trình độ trên chuẩn. Do đó, kế hoạch và chỉ tiêu giao hàng năm cho các trường CĐSP và giao cho Trung tâm GDTHường xuyên các huyện, thị, thành trong tỉnh mở lớp và liên kết với các trường ĐHSP để từng bước nhanh chóng

chuẩn hóa và nâng chuẩn đối với GV. Coi đây là một chiến lược để cải thiện và nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu ngày nâng cao của GD.

Mặc dù công tác đào tạo và BDGV đã được ngành GD&ĐT quan tâm, song kế hoạch QL cơng tác BD cũng như biên soạn chương trình, việc đầu tư về kinh phí chưa đồng bộ. Hơn nữa, ý thức tự giác học tập của GV cũng còn nhiều hạn chế, đời sống GV cịn gặp nhiều khó khăn...Mặt khác, việc quản lí và cơ chế điều hành chưa đủ mạnh, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng BD, thậm chí ở một số nơi vẫn coi đây chỉ là hình thức. Điều này sẽ được ngành GD&ĐT Phú Thọ khắc phục ở giai đoạn tiếp theo.

* BDĐNGVTHeo chu kỳ

Công tác BD thường xuyên theo chu kỳ là chương trình BD nhằm giúp cho GV bổ sung những kiến thức mới về chủ trương, đường lối GD, về chương trình nội dung, phương pháp dạy học bộ mơn. Tính đến nay, GVTH đã qua 3 chương trình BD:

- Chu kỳ 1992-1996: BD chuyên đề theo mơn Tốn, Tiếng việt, Đạo đức, Tâm lí.

- Chu kỳ 1997-2000: BD chuyên đề đổi mới nội dung và phương pháp: Đổi mới phương pháp GD môn tự nhiên – xã hội; đổi mới nội dung và phương pháp GD ở TH; đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn tốn; dạy ngơn bản nói và viết ở TH theo hướng giao tiếp. Hình thức này không những BD để cập nhật kiến thức mà còn BD năng lực sư phạm, kĩ năng dạy học bộ môn và thường được tổ chức trong thời gian hè. Sau khóa BD của mỗi chu kỳ đều được công nhận và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình.

- Chu kỳ 2003-2007: Chương trình này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH, thực hiện tốt chương trình TH mới; nội dung, cấu trúc của sách giáo khoa, sách giáo viên mới và các tài liệu học tập khác; mối liên hệ giữa sách và và phương pháp dạy học mới; đặc điểm của dạy học phát huy tính tích cực của HS; các kĩ năng chính mà GV cần có để dạy học có hiệu quả; cách sử dụng hợp lí các thiết bị dạy học và làm một số thiết bị dạy học đơn giản; cách đánh giá HS, tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động GD của

mình và BD kĩ năng cho GVTH như: Lập kế hoạch bài dạy và tiến trình dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học; sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên một cách có hiệu quả.

Trong q trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo BDGV; thành lập các tiểu ban bộ mơn, chỉ đạo chương trình BD, soạn phần mềm nội dung cho các bộ môn; tổ chức quá trình BD sau khi tiếp thu, triển khai từ Bộ, Sở GD&ĐT. Cuối đợt tổ chức tổng kiểm tra GV toàn huyện để đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ. Đơn vị tổ chức lớp BD là phịng GD&ĐT.

Hình thức tổ chức lớp học: Theo địa bàn cụm, phịng GD&ĐT là cấp quản lí trực tiếp tổ chức BDĐNGVTH tồn huyện, tập trung thành từng lớp, nghe GV cốt cán truyền đạt. Có tổ chức thực hành lên lớp nhưng không nhiều vì lớp q đơng, BD trong hè nên khơng có HS để thực hành. Tất cả GV khơng phân biệt trình độ, nhu cầu đều được BD thống nhất. Kết quả BD là 100% GV đạt yêu cầu, được cấp giấy chứng nhận.

* BDĐNGVTHeo chuyên đề

BD nội dung và phương pháp dạy chương trình TH 100 tuần và 120 tuần cho GV hiện đang dạy tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm phổ cập GD và xoá mù chữ.

- BDGV chủ nhiệm và tổ trưởng chuyên môn cho đối tượng là các chủ nhiệm giỏi, các tổ trưởng và khối trưởng chuyên môn. Nội dung BD là công tác quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, giảng dạy, GD.

- Nội dung, phương pháp dạy, kỹ thuật đánh giá dạy và học ở lớp ghép, phát triển tài liệu địa phương. Chuyên đề này được BD cho GV trực tiếp dạy các lớp ghép ở các trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong huyện

- Phương pháp dạy mơn Tốn, Tiếng việt TH theo tinh thần đổi mới, hoạt động giao tiếp, việc dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc viết cho HS TH, đổi mới về kiểm tra, đánh giá bộ mơn Tốn, Tiếng việt ở TH. Đối tượng BD là các GV dạy khá giỏi và các hiệu phó chun mơn trong các trường TH nhằm đào tạo đội ngũ cốt cán.

- BD các tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với các nội dung lý luận chung, nghiệp vụ và hoạt động công tác đội, hướng dẫn thực hiện hoạt động tập thể ở TH, tập huấn nghiệp vụ Đoàn, Đội, nội dung phương pháp dạy và thực hành một số bài quy định ở TH.

- BD lý thuyết chung về phương pháp dạy thể dục TH, chương trình SGK, điền kinh và trị chơi vận động, GDTHể chất, quy chế GDTHể chất thực nghiệm, phương pháp đánh giá, kiểm tra và cho điểm thể dục đối với HS TH, BD công tác vệ sinh học đường cho các GV chuyên trách và kiêm nhiệm dạy thể dục nội khoá ở TH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tân sơn – tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)