3.2. Biện pháp QL hoạt động BDĐNGVTH huyện Tân Sơn Tỉnh Phú
3.2.5. Biện pháp 5: QL tốt các điều kiện cần thiết cho hoạt động
nghề nghiệp và phẩm chất tư cách đạo đức của họ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phản ánh chân thực, khách quan của kết quả điều tra. Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và phòng GD&ĐT huyện, Ban hướng dẫn nghiệp vụ đồng thời phải có phân cơng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng để mọi thành viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xác định kế hoạch kiểm tra, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng, song song và đồng bộ với kế hoạch BDGVTHeo chuẩn.
Đầu tư nguồn kinh phí phù hợp thích đáng cho hoạt động kiểm tra, giám sát đạt kết quả.
Phòng GD&ĐT huyện so sánh kết quả đạt được và những tiêu chí đã đề ra. Định kỳ hàng năm phịng GD&ĐT huyện phải có kế hoạch đánh giá về hoạt động đào tạo, BD, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, yếu kém và có những quyết định điều chỉnh kịp thời.
3.2.5. Biện pháp 5: QL tốt các điều kiện cần thiết cho hoạt động BDĐNGVTH BDĐNGVTH
* Mục đích, ý nghĩa
Xác định những điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động BDGV, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để hoạt động BD đạt hiệu quả, xác định nguồn lực để có được các điều kiện đó.
* Nội dung và cách thức tiến hành
- Nguồn lực con người: Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động BDGV bao gồm đội ngũ GV các trường Đại học Sư phạm, các CBQLGD, GV
hoạt động BDGV, là người tham gia vào thiết kế và cải tiến nội dung chương trình và trực tiếp chuyển tải nội dung BD đến đội ngũ GVTHông qua các phương pháp giảng dạy. Đảm bảo chế độ cho người dạy và người học, động viên, khuyến khích cho người dạy và người học.
- Nguồn lực kinh phí - cơ sở vật chất - tài liệu
+ Kinh phí: Kinh phí là một khó khăn lớn hiện nay để đáp ứng tốt cho hoạt động BDGV. Song ngoài nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD&ĐT dành cho hoạt động đào tạo và BD chi theo chế độ chính sách như: Chi phí cho cơng tác tổ chức, chi chế độ cho báo cáo viên, hỗ trợ cho người đi học, chi hỗ trợ nâng chuẩn theo quy định chung của ngành, phòng GD&ĐT sẽ tập trung khai thác một số nguồn kinh phí từ các tổ chức sau: Từ UBND huyện, Hội phụ huynh, Hội khuyến học, các doanh nghiệp đóng trên cùng địa bàn,…
+ Cơ sở vật chất: Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho BD. Đối với việc BDGV, CSVC rất quan trọng khơng thể xem nhẹ. Dựa vào hình thức BD để xác định CSVC, trang thiết bị phù hợp vừa tránh lãng phí vừa đạt hiệu quả cao. Để tạo tâm lý thoải mái cho người dạy trong việc tổ chức các hoạt động dạy – học, người học tiếp thu, thực hành, chủ động trong các hoạt động cá nhân hay nhóm, hay thuyết trình…cở sở vật chất, lớp học, phương tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động, mơi trường cần thống đãng, hợp vệ sinh. Hiệu quả của lớp BD phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
+ Tài liệu: Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định tài liệu BD. Những nội dung thuộc kế hoạch cấp Bộ có thể đã có tài liệu song có những nội dung cần biên soạn lại cho phù hợp với tình hình đặc điểm của huyện.
*Quy trình
+ Các cấp QLGD phải thành lập Ban chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng loại hình BD, thành lập Ban tổ chức đối với các lớp BD tập trung, xác định người tổ chức thực hiện: Giảng viên, nhóm hỗ trợ, nhóm chuyên gia, GV cốt cán, tổ tư vấn thực hiện nhiệm vụ biên soạn tài liệu và trực tiếp BD.
+ Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan QL GD cấp trên, phối hợp với hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, của huyện trong việc biên soạn nội dung chương trình cụ thể sát hợp với từng GV, liên kết bố trí các chuyên gia, các giảng viên tham gia BD.