Biện pháp 3: Quản lý nội dung, hình thức, phương pháp BD đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tân sơn – tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 92)

3.2. Biện pháp QL hoạt động BDĐNGVTH huyện Tân Sơn Tỉnh Phú

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý nội dung, hình thức, phương pháp BD đối vớ

đối với GVTH

* Mục đích ý nghĩa

Là biện pháp vừa có tính tình thế, vừa mang tính chiến lược nhằm thực hiện đồng bộ hóa chun mơn cho đội ngũ GV và đồng bộ hóa việc thực hiện đại trà chương trình GDTH.

- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng nhằm lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng thiết thực, đáp ứng nhu cầu người học và sự đổi mới của GDTH. Khắc phục tình trạng nội dung bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của GV mong đợi.

- Đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng là một trong những biện pháp lớn, quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường TH.

* Nội dung và quy trình

- Xác định lĩnh vực, nội dung cần bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVTH

+ Cuối năm học phòng GD&ĐT tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại GVTH theo chuẩn nghề nghiệp và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của GVTH các đơn vị, trường học. Qua đó, xác định được nhu cầu và mong muốn của đội ngũ GV về nội dung và hình thức BD trong thời gian tới.

+ Phịng GD&ĐT lập các báo cáo về trình độ đào tạo, nhu cầu BD của từng GV để có kế hoạch xây dựng nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và nâng cao chất

+ Phòng GD&ĐT giao cho tiểu ban BDĐNGVTH và Ban hướng dẫn nghiệp vụ huyện cập nhật những nội dung bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Các nội dung bồi dưỡng cho GV phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của GV, gắn với tình hình thực tiễn của GDTH trên từng xã phù hợp với trường.

+ Phòng GD&ĐT sẽ triển khai BD những nội dung về kiến thức như sau: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các mơn học được phân cơng giảng dạy; Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chun sâu về một mơn học; Có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu hay HS cịn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ; Có kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, GD học TH; Thực hiện phương pháp GD HS cá biệt có kết quả; Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; Có kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thơng dụng để hỗ trợ giảng dạy; Có kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi GV công tác; Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của HS để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và GD HS;… + Phòng GD&ĐT sẽ triển khai bồi dưỡng những kỹ năng sư phạm như sau: Lập được kế hoạch dạy học của một tiết học, một tuần, một tháng, một năm học; Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của HS (Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo; Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp với đối tượng và phát huy được năng lực học tập của HS; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp HS học tập tiến bộ; Biết sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; Lời nói rõ ràng, rành mạch, viết chữ đúng mẫu, hướng dẫn HS giữ vở sạch và viết chữ đẹp)

Bên cạnh đó phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; Phối hợp với gia đình và các đồn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác GD HS;…

+ Thực hiện thông tin hai chiều trong QL chất lượng GD; hành vi trong giao tiếp, ứng sử có văn hóa và mang tính GD; Thường xun trao đổi góp ý với HS về tình hình học tập, tham gia các hoạt động GD ngồi giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ; Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chun mơn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chun mơn đoàn kết vững mạnh; Họp phụ huynh HS đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng HS, tuyệt đối khơng phê bình HS trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ HS tiến bộ; Biết cách sử lý tình huống cụ thể để GD HS và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm GD; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo.

+ Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ GD và giảng dạy: Lập đủ hồ sơ để QL quá trình học tập, rèn luyện của HS; bảo quản bài kiểm tra của HS; Lưu trữ hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy; Sắp sếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao.

Lưu trữ tất cả các bài làm của HS chậm phát triển và HS khuyết tật để báo cáo kết quả GD vì sự tiến bộ của HS.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho GVTH: + Hình thức BD cấp huyện và cụm trường:

Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên gia và thành viên Ban chỉ đạo để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của GV khi dạy những bài khó, lĩnh vực phát triển GD khó. Hoặc giao cho Ban hướng dẫn nghiệp vụ chuẩn bị những nội dung theo chủ đề hội thảo.

Tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học cho GV.

Thường xuyên cung cấp cho GV những điều chỉnh hoặc đổi mới trong nội dung, phương pháp GD và dạy học. Hoặc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Phối hợp với Đoàn Thanh niên các cấp, tổ chức giao lưu giữa các trường trong cụm trường, trong xã về các vấn đề như: Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, kinh nghiệm GD trẻ khuyết tật,… Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại cụm trường và cụm xã phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của GV. Ban hướng dẫn nghiệp vụ là những người cốt cán trong hoạt động bồi dưỡng. Tổ chức hội giảng, tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm cho GV mới để khích lệ GV có tình u nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng tay nghề.

+ Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (5-10 năm), kế hoạch bồi dưỡng trung hạn (3-5 năm) với nội dung bắt buộc và yêu cầu của Bộ và các kế sách chung của phịng. Có nội dung tổ chức dưới dạng tập trung ngắn hạn cho toàn thể GV hoặc mạng lưới GV cốt cán, sau đó GV cốt cán sẽ có nhiệm vụ triển khai tới tồn thể GV. Xác định rõ các nội dung tập huấn do cấp Phịng, cấp trường đảm nhiệm và có cả nội dung dành cho GV tự nghiên cứu, học tập. Trong những trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp cử GV đi bồi dưỡng tập trung dài hạn, ngắn hạn dưới hình thức liên kết các trường sư phạm, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng GV.

Kết hợp BD chuyên mơn, nghiệp vụ theo hình thức tập trung với việc rèn luyện năng lực trong thực tế hoạt động, bồi dưỡng cho các đối tượng GVTHeo nội dung yêu cầu từ thấp đến cao. GV tự nghiên cứu bồi dưỡng chun mơn có hướng dẫn của tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu. CBQLGD phải thông tin kịp thời cho GV những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để GV được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

+ Bồi dưỡng thường xuyên và BD nâng cao theo chuyên đề: Thực hiện kế hoạch BD trung hạn của cấp phòng, ngắn hạn của cấp trường với nhiệm vụ BD cập nhật, bồi dưỡng nâng cao dưới dạng BD chuyên đề, hội thảo.

Tại cụm xã tổ chức bồi dưỡng cập nhật cho GV qua hình thức hội thảo, hội giảng, sinh hoạt nhóm chun mơn, qua dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá, nghe nói chuyện chuyên đề, tham quan thực tế, giao lưu học tập với các đơn vị bạn, qua hình thức BD từ xa trên thông tin đại chúng, qua mạng Internet,…Các trường cần chú trọng đội ngũ GV cốt cán, GV có uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động GD của đơn vị, kết hợp với các đơn vị bạn

và các cán bộ chuyên môn, chuyên gia của các cơ quan QL cấp trên để xây dựng những nhóm trợ giúp.

- Tăng cường tự BD của đội ngũ GV

Tự BD là một yêu cầu vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính bắt buộc. Hoạt động này thể hiện phẩm chất cần có đối với mỗi cán bộ QLGD và GV trong quá trình đào tạo, BD và tự BD, nhất là trong xu thế của tiến trình hội nhập hiện nay địi hỏi mỗi người khi sống trong “xã hội học tập” thì phải có ý thức “tự học, tự sáng tạo, học liên tục, học suốt đời”, tự cập nhật bồi dưỡng trình độ, nâng cao năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn.

Để tăng cường hình thức tự BD của đội ngũ CBQLGD và GV cần giải quyết những vấn đề sau:

+ Đưa nội dung tự BD thành phong trào thi đua trong toàn ngành, trước hết phải triển khai trong đội ngũ CBQLGD , sau đó là đội ngũ GVTH.

+ Tăng cường hoạt động GD, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBQLGD trong toàn ngành hiểu và thấm nhuần sâu sắc mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của hoạt động tự BD, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của q trình phát triển GD&ĐT nói chung và bậc TH nói riêng.

+ Mỗi cán bộ QLGD và GVTH phải có định hướng rõ ràng về hoạt động BD, xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết về cơng việc này.

+ Hình thức tự BD: GV tự học theo nhóm tổ hoặc các GV dạy học theo chủ đề, bộ môn; GV tự bồi dưỡng theo tài liệu đã được cung cấp sau đó tự học ở nhà hoặc vào giờ nghỉ trưa tại lớp, tại các phòng chức năng của trường. + Nhà trường phát động phong trào tự học: Lập kế hoạch phân chia nhóm (tự nguyện hoặc phân cơng), phân cơng CBQLGD hoặc GV bồi dưỡng.

+ GV lập sổ nhật ký tự học trình Ban giám hiệu, CBQLGD các đơn vị lập hồ sơ theo dõi QL việc tự học của GV. Khen thưởng cuối tháng hoặc cuối kỳ đối với những GV có những bài viết, kinh nghiệm nghề nghiệp, giáo án,…hay chia sẻ trong Hội đồng sư phạm.

- Đa dạng hóa trong việc phối kết hợp các phương pháp BD: Nên phối kết hợp các phương pháp sau đây để tránh BD theo kiểu “đọc – chép” và “chiếu - chép”:

+ Thuyết trình có minh họa bằng hình ảnh + Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành + Nêu vấn đề, thảo luận nhóm

+ Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm

+ Nêu vấn đề cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo + Tọa đàm, trao đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tân sơn – tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 92)