Thựctrạng hoạt động học mơnTốn của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán tại trường trung học phổ thông tống văn trân, huyện ý yên, tỉnh nam định theo tiếp cận phát triển năng lực (Trang 62 - 66)

2.3. Thựctrạng hoạt độngdạy học mơnTốn ở trƣờng THPT Tống

2.3.2. Thựctrạng hoạt động học mơnTốn của học sinh

a,Ý thức thái độ học tập và hứng thú với mơn Tốn học

Qua kết quả khảo sát giáo viên và học sinh có thể thấy kết quả đánh giá của giáo viên và học sinh khá thống nhất với nhau về nội dung này như sau:

Chưa hứng thú Rất hứng thú Hứng thú

Hồn tồn khơng hứng thú

Biểu đồ khảo sát 200 HS

- Giáo viên thường xuyên xây dựng và rèn luyện ý thức học tập cho học sinh; theo dõi, giám sát thực hiện, phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, chính xác; quan tâm, động viên khuyến khích, nhắc nhở và chỉ dẫn học sinh khắc phục khuyết điểm, tồn tại trong học tập; vì vậy, 20% học sinh cho rằng rất hứng thú với học mơn Tốn học , 46% hứng thú đã có ý thức trong học tập. Nhiều học sinh đã vươn lên trở thành HSG đạt giải cấp tỉnh.

* Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Tính tự giác trong học tập của học sinh nhìn chung cịn hạn chế; hiện tượng học vẹt, học đối phó, học tủ cịn diễn ra khá phổ biến.

- Số lượng học sinh chưa hứng thú và hồn tồn khơng hứng thú với học Tốn chiếm tỉ lệ cịn nhiều (34%). Điều này giải thích là do có nhiều em khơng chọn khối thi có mơn Tốn học như khối C,... khiến học sinh khơng có nhu cầu học tập.

b) Mức độ thực hiện các hoạt động học tập môn Toán học của học sinh

Kết quả khảo sát được thể hiện trong Bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá tình hình học tập mơn Tốn của HS

TT

NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Việc chuẩn bị bài ở nhà 11,3 36,7 43,2 8,8 2 Hứng thú học tập mơn Tốn 16,5 43,7 33,6 6,2 3 Khả năng vận dụng kiến thức đã học để

giải bài SGK 10,5 23,6 38,9 27 4 Việc tham gia luyện tập theo nhóm, cặp.. 12,3 30,6 44,5 12,6 5 Khả năng tự học qua mạng, sách nâng

cao, 8,9 29,5 47,2 14,4 6 Kĩ năng làm bài trắc nghiệm

khách quan 17,5 27,8 35,6 19,1 Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 có thể thấy đánh giá của giáo viên và học sinh cơ bản thống nhất với nhau về nội dung này như sau:

* Những thành công:

- Học sinh đã duy trì được nề nếp học ở nhà và làm bài tập được giao trước khi đến lớp

- Học sinh đã có nhiều cố gắng trong việc nghe giảng trên lớp và ghi chép lại toàn bộ bài giảng; tham gia các hoạt động trên lớp, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, vận dụng được những kiến thức đã học vào việc giải bài tập SGK

* Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Khả năng trình bày ý kiến, thuyết trình theo nhóm, thảo luận, hệ thống hố kiến thức, tóm tắt các phần đã học, phân tích, chứng minh…của học sinh cịn nhiều hạn chế, cịn nhiều học sinh chưa tích cực học tập như khơng tham gia hoạt động nhóm, khơng làm bài tập trên lớp, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Việc đọc sách và tài liệu tham khảo của học sinh chưa phổ biến; học sinh chưa chủ động phát hiện và sáng tạo tìm tịi những kiến thức mới để học

2.3.2.1 Thực trạng động cơ học Toán của học sinh

Mơn Tốn ln là mơn học quan trọng nhất của tất cả các cấp học, từ mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT. Ở từng giai đoạn, mơn Tốn sẽ ln bổ sung cho nhau ở cấp độ cao hơn. Và quan trọng hơn nữa mơn Tốn là môn cơ sở hỗ trợ cho học sinh phát triển về tư duy, logic, góp phần giúp học sinh học tốt những mơn học khác. Mơn Tốn cũng có mặt trong hầu hết các cuộc thi như thi 8 tuần, thi giữa kì, thi tốt nghiệp, thi đại học...vì vậy đa số học sinh đều phải cố gắng học tốt mơn này.

Chúng ta đi tìm hiểu động cơ học tập ở 3 khối lớp 10,11,12:

- Khối lớp 10: Là nhóm học sinh vừa trải qua kì thi chuyển cấp rất khó khăn với tỉ lệ chọi cao vì vậy đây là nhóm hiểu rất rõ tầm quan trọng của mơn Toán. Các em đỗ vào trường hầu hết phải có điểm trung bình từ 6 trở lên, đây là nhóm học sinh đã xác định được động cơ đúng đắn, cần thiết của mơn Tốn vì điểm Tốn khơng cao khó lịng để vào được trường.

- Khối lớp 11: Là khối lớp đã có thời gian học tập 1 năm sau khi vào trường, đây là bước chuẩn bị cho việc thi đại học năm lớp 12. Tuy nhiên năm lớp 11 này đa số vẫn chưa ý thức được việc cần thiết phải học tốt mơn Tốn nên chưa chú trọng. Như vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học mơn Tốn ở giai đoạn này.

- Khối lớp 12: Trong trường tỉ lệ số học sinh thi khối A, B, A1, D là khá cao, chiếm hơn 90%, hơn nữa đây là học sinh cuối cấp nên thái độ học tập mơn Tốn rất tốt. Các em đều có mục tiêu lựa chọn trường lớp cho mình nên tinh thần phấn đấu rất cao, đầu tư vào học mơn Tốn hơn các khối lớp nhỏ. Theo thống kê trong kì thi Quốc gia năm học 2016-2017 có hơn 91,75% học sinh đạt trên trung bình mơn Tốn.

Như vậy tuỳ vào từng đối tượng học sinh, nhu cầu học tập mơn Tốn của mỗi khối lớp mỗi giáo viên phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp. Người giáo viên là người hiểu rõ học sinh của mình thiếu gì, cần gì để kịp thời bổ sung kiến thức, giúp các em có động cơ đúng đắn nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn trong nhà trường.

2.3.2.2 Thực trạng việc học mơn Tốn ở nhà của học sinh

Hiện nay nhà trường cũng như giáo viên đã chú ý đến tầm quan trọng của việc xây dựng quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp và việc tự học của học sinh ở nhà. Phần lớn thời gian trên lớp của các em dùng để học kiến thức mới vì vậy việc tự học ở nhà của các em vô cùng quan trọng, tự học các em mới biết mình cịn thiếu kiến thức ở phần nào, phần nào cần bổ sung, phần nào có thể nâng cao. Tuy nhiên nhà trường cũng như giáo viên vẫn cần sát sao trong việc kiểm tra, theo dõi chặt chẽ nề nếp tự học của học sinh. Để việc tự học của mỗi cá nhân mang tính tự giác cao, đạt kết quả tốt hơn nữa.

Việc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu của học sinh chưa được nhiều. Nguyên nhân do thời lượng tiết học ít, kiến thức mới cịn nặng nên giáo viên khơng có thời gian để hướng dẫn học sinh thêm kiến thức trong sách tham khảo.

2.3.2.3 Việc tham gia các hoạt động trên lớp mơn Tốn của học sinh hiện nay

Bảng 2.11: Thực trạng việc thực hiện hoạt động học tập mơn Tốn

STT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 19 26 35 20 2 Chú ý nghe giảng và ghi chép đầy đủ 60 20 17 3 3 Tham gia vào các hoạt động trên lớp: trả lời câu

hỏi, làm bài tập, thảo luận nhóm... 19 43 21 17 4 Học và làm đầy đủ bài tập giáo viên giao 25 39 21 15 5 Tự tìm hiểu, tham khảo những kiến thức mở rộng

ngoài SGK 5 17 53 25

6 Tổ chức học nhóm, bạn giỏi kèm bạn kém hơn 7 13 47 33 7 Tự hệ thống hố kiến thức, tóm tắt kiến thức

trước, trong và sau bài học 15 27 19 39

Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp là điều rất cần thiết nhưng vẫn chưa được các em quan tâm. Ở bảng kháo sát 2.11, tỉ lệ học sinh chuẩn bị bài trước

khi lên lớp chỉ ở mức trung bình và yếu là 55% mặc dù đối với bộ mơn Tốn việc này rất cần thiết để giáo viên và học sinh có một giờ học chất lượng. Như vậy giáo viên Toán cần quan tâm hơn nữa việc nhắc nhở các em bài học tiếp theo là gì, cần phải chú ý kiến thức nào, giúp học sinh hình thành thói quen chuẩn bị bài ở nhà.

Đa số học sinh đều thực hiện tốt việc chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, tỉ lệ đánh giá tốt khá lên tới 80%. Tuy vậy việc nghe giảng ghi chép đã thực hiện tốtnhưng học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạt động trên lớp như: trả lời giáo viên, thảo luận nhóm, thuyết trình nhóm lại chưa cao. Trong giờ học chỉ có một số bạn hăng hái tham gia, các em miễn cưỡng trả lời theo chỉ định của giáo viên, làm mất thời gian của tiết học, tiết học khơng có sự sơi nổi cần thiết tạo hứng thú học tập mà chỉ là căng thẳng ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học của giáo viên.

Học và làm bài tập về nhà giáo viên giao cũng chưa được các em thực hiện nghiêm túc. Tỉ lệ TB, yếu là 36%. Nhiều em không làm bài tập ở nhà, lên lớp mượn vở bài tập của bạn để chép lại. Hay có em làm bài tập để đối phó với giáo viên, làm qua loa, làm khơng đúng đáp án.

Tự tìm hiểu, tham khảo kiến thức mới ngoài SGK vẫn tồn tại tỉ lệ TB và Yếu cao chiếm 78%. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc làm hết bài tập SGK cho giáo viên giao, chưa chịu tìm tịi thêm kiến thức nâng cao. Đây lại là việc giáo viên khó có thể kiểm sốt, chỉ phụ thuộc vào ý thức học tập của mỗi em. Như vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học gặp nhiều khó khăn khi thiếu đi sự hợp tác của các em.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trƣờng THPT Tống Văn Trân, Ý Yên, Nam Định theo tiếp cận phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán tại trường trung học phổ thông tống văn trân, huyện ý yên, tỉnh nam định theo tiếp cận phát triển năng lực (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)