Thựctrạng quản lý hoạt độngdạy của giáo viênToán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán tại trường trung học phổ thông tống văn trân, huyện ý yên, tỉnh nam định theo tiếp cận phát triển năng lực (Trang 66 - 76)

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy của Hiệu trưởng trường THPT, chúng tôi phát phiếu điều tra đến CBQL, BGH, GV dạy mơn Tốn tại trường, tác giả lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Trao đổi trực tiếp với cán bộ QLGD, giáo viên, học sinh.

- Nghiên cứu các báo cáo đánh giá kết quả dạy học môn học trong 2 năm học gần đây 2014-2015, 2015-2016 của trường THPT Tống Văn Trân

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến: tìm hiểu sự đánh giá của cán bộ QLGD và của giáo viên. Mẫu các phiếu khảo sát (Phụ lục 2).

Phiếu đánh giá có 4 mức độ, tương đương với điểm số như sau: tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu (1 điểm).

+ Đối với cán bộ QLGD: gồm 5 người là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, TT mơn Tốn

+ Đối với đội ngũ giáo viên: gồm 16 giáo viên dạy Toán của trường THPT Tống Văn Trân.

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên chính là việc phân tích nhu cầu của mơn học đó, thực hiện chun môn của mỗi GV, chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho đúng, đủ chương trình mơn học. Sau đó là quản lý việc lên lớp của GV như việc soạn giáo án, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, kế hoạch dạy học, dạy học sao cho đúng với chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.4.1.1 Quản lý chỉ đạo dạy học mơn Tốn của tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay

Bảng 2.12: Thực trạng về quản lý chỉ đạo DH của tổ chuyên môn

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu 1 Chủ trương: Xây dựng kế hoạch tổ, nhóm và cá

nhân cụ thể từ đầu năm theo định hướng nhiệm vụ chung của Ngành, của nhà trường, của bộ môn, cấp học gồm: Kế hoạch chung của năm, kế hoạch chi tiết từng tuần, tháng, học kì

41,3 43,5 15,2 0

2 Nội dung chuyên môn: Thống nhất các nội dung chương trình của tuần, tháng; các nội dung về đổi mới PPDH mơn Tốn giúp học sinh phát triển năng lực; các nội dung về chi tiết khó, bài khó,chương khó; hội thảo ngắn về tình huống sư phạm trong dạy và chủ nhiệm

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 3 Tổ chức thực hiện hoạt động dự giờ, thao giảng

cho tất cả thành viên trong tổ Tốn từ đó rút kinh nghiệm cho mỗi thành viên sao cho thực hiện tốt PPDH mới

12,3 32,9 45,5 9,3

4 Đổi mới và vận dụng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH thống nhất trong toàn tổ

10,7 32,5 40,1 16,7

5 Hàng tháng có kế hoạch kiểm tra chuyên đề về

hồ sơ chuyên môn, đánh giá xếp loại hồ sơ 5,7 40,8 45,9 7,9

6 Cơng tác thi đua: bình bầu, xếp loại cuối kì,

cuối năm theo tiêu chí thi đua của Bộ 10,6 43,8 35,5 10,1

Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung hay đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn nói riêng đã được trường tích cực hưởng ứng và sự đồng thuận từ phía giáo viên. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã chỉ đạo đưa việc đổi mới PPDH mơn Tốn vào kế hoạch hoạt động của tổ, Hiệu phó chun mơn phối hợp với tổ trưởng chuyên môn để theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy định về QL hoạt động dạy học mơn Tốn.

Hiệu trưởng theo dõi sát sao công tác bồi dưỡng GV giảng dạy mơn Tốn, tham dự một số chuyên đề thảo luận về đổi mới PPDH của tổ chun mơn Tốn, tham gia thảo luận cùng giáo viên về PPDH mơn Tốn sao cho mỗi giáo viên rút ra được cách làm cho bản thân.

Vì có sự đổi mới và vận dụng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH nên có một vài tiết dạy của giáo viên bị đánh giá chưa cao. Nhiều giáo viên còn tỏ ra lúng túng với những tiêu chuẩn mới, do tiếp cận lần đầu và chưa được chuẩn bị kĩ càng.

Công tác kiểm tra hoạt động của tổ Tốn chưa được đánh giá cao vì phần lớn kết quả được báo cáo qua tổ trưởng chuyên môn nên thiếu khách quan và ít độ tin cậy.

Cơng tác khen thưởng năm nào cũng tiến hành để bình xét cá nhân xuất sấc, kịp thời khích lệ động viên các giáo viên.

2.4.1.2 Thực trạng quản lý việc phân cơng dạy cho giáo viên Tốn

Hiện nay trong trường hầu hết là các giáo viên trẻ, tuy nhiệt huyết với nghề nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc phân cơng giáo viên giảng dạy theo yêu cầu năng lực của học sinh là điều khó. CBQL, tổ trưởng chuyên môn luôn theo dõi kết quả đạt được của mỗi lớp trong các kì thi như thi 8 tuần, thi giữa kì, thi cuối năm để từ đó xác định năng lực giảng dạy mỗi giáo viên. Dựa vào kết quả đó sẽ phân cơng giáo viên vào các lớp dạy học sinh giỏi, HS chưa giỏi, chuyên đề. Giáo viên được phân công theo chuẩn là 17 tiết/ tuần, như vậy mỗi giáo viên sẽ dạy 3 lớp 6 tiết/tuần.

2.4.1.3 Quản lý thực hiện nội dung, chương trình Tốn hiện nay

Trong kế hoạch giáo dục tại chương trình giáo dục phổ thơng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng với số tiết học cụ thể đối với mơn Tốn. Dựa vào đó Hiệu trưởng lên kế hoạch cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo viên là người thực hiện kế hoạch này trong sổ báo giảng. Quy định mỗi giáo viên phải thực hiện đúng, đủ chương trình, khơng cắt xén. Nhà quản lý sẽ kiểm tra việc thực hiện chương trình này đối với mỗi giáo viên thơng qua lịch báo giảng, sổ đầu bài một cách chặt chẽ.

Bảng 2.13:Quản lý thực hiện nội dung, chương trình Tốn hiện nay

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Chỉ đạo tổ bộ môn chi tiết kế hoạch, các quy định thực hiện chương trình giảng dạy Tốn 14 18 35 54 47 22 4 6

2 Kiểm tra việc

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV chương trình, kế hoạch daỵ học mơn Tốn của GV 3 Quản lý nề nếp lên lớp của GV Toán 13 6 26 19 34 44 27 31 4 Đánh giá, xếp loại GV dạy Toán qua kết quả thực hiện nề nếp 9 13 42 36 35 32 14 19

Việc chỉ đạo tổ bộ mơn chi tiết hố kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy tốn được đánh giá cao do chương trình của Bộ , Sở, tổ bộ mơn đã có rất chi tiết, các GV Tốn chỉ cần dựa vào để làm theo. Tuy nhiên kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học lại có tỉ lệ về mức độ thực hiện chưa thấp. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng lại chưa được làm thường xun, có thực hiện nhưng cịn ít.

Quản lý nề nếp lên lớp của GV Toán: dựa vào số liệu thu được 61% CBQL, 75% GV đánh giá TB và Yếu. Như vậy các nhà QL cần quan tâm hơn nữa đến nề nếp lên lớp của GV, vừa là giám sát chặt chẽ, vừa là hỗ trợ để mỗi GV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2.4.1.4 Thực trạng quản lý việc chuẩn bị lên lớp

Giáo viên đi dạy không thể thiếu giáo án. Trong điều lệ trường học, giáo án là một trong những quy định bắt buộc mỗi khi lên lớp của giáo viên. Dựa vào phân phối chương trình đầu năm của TTCM của 3 khối lớp, CBQL sẽ giám sát việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Giáo viên càng chuẩn bị bài giảng tốt sẽ

Bảng 2.14: Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV STT Nội dung STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 QL soạn bàitrước khi lên lớp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

14 8 35 37 36 32 15 23

2

Kiểm tra giáo án của giáo viên mơn Tốn theo định kỳ và đột xuất

51 53 32 19 13 22 4 6

3

Tập huấn cho giáo viên tiếp cận cách soạn giáo án điện tử và sử dụng trên lớp

11 6 21 19 47 42 21 33

4

Bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án theo chuẩn KTKN

5 7 13 17 34 22 48 54

5

Đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả điều tra

27 29 41 48 25 14 7 9

QL soạn bài, trước khi lên lớp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với tỉ lệ 51% CBQL và 55% GV đánh giá là TB và Yếu. Nhưng kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án của giáo viên lại đạt tỉ lệ khá cao 83% CBLQ và 72% GV đánh giá tốt, khá.

Soạn giáo án điện tử là một hình thức soạn giáo án mới đổi với giáo viên, giáo án điện tử giúp các giáo viên soạn giáo án trên máy tính, trình chiếu giáo án, hạn chế việc viết tay làm mất nhiều thời gian và cơng sức. Tuy nhiên vì đây là hoạt động khá mới nên nhiều giáo viên còn lúng túng, nhất là đối với giáo viên lớn tuổi, hoạt động tập huấn là rất cần thiết. Tuy nhiên lại chưa được quan tâm

đúng mức, tỉ lệ đánh giá TB, Yếu cho hoạt động này của CBQL và GV còn cao

2.4.1.5 QL việc lên lớp và sau khi lên lớp của GV hiện nay

Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nó địi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Để làm tốt cơng việc này thì giáo viên phải thực hiện tốt 3 giai đoạn chính đó là giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp, giai đoạn lên lớp, giai đoạn sau khi lên lớp.

Bảng 2.15 : Thực trạng QL việc lên lớp và sau khi lên lớp của GV

STT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu

1

QL nâng cao nhận thức về việc QL DHMT:Tổ chức học tập GV, hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm thông qua hoạt động của tổ, nhóm chun mơn

25,9 56,2 17,9 0

2 QL xây dựng chương trình, kế hoạch daỵ học, QL

soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH 33,2 44,6 15,5 6,7

3

Tăng cường dự giờ định kì, dự giờ đột xuất, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH từng đợt, từng học kì,từng năm học từ đó rút kinh nghiệm cho kì học sau, năm học sau

35,7 30,2 31,1 3

4 Xây dựng kế hoạch dự giờ hàng tuần-tháng-năm,

từ đó đúc rút kinh nghiệm cho mỗi cá nhân 50,5 32,4 13,1 4

5

QL thực hiện quy chế chuyên mơn: tiến độ thực hiện chương trình, quy định về KTĐG kết quả học tập của học sinh

35,8 47,2 13,6 3,4

6

QL hồ sơ chuyên môn: giáo án, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ báo giảng...Phân công lớp dạy phù hợp chuyên môn, sở trường, bồi dưỡng phụ đạo HS giỏi

33,7 36,6 22,1 7,6

7 QL khả năng quản lý tổ chức hoạt động học tập

QL nâng cao nhận thức về việc QL DHMT: Tổ chức học tập GV, hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm thơng qua hoạt động của tổ, nhóm chun mơn được nhà trường rất quan tâm, vì đây là hoạt động cần thiết phải diễn ra thường xuyên để nâng cao nhận thức của mỗi giáo viên về QL dạy học mơn Tốn, nhận thức có đúng đắn thì GV mới có thể thực hiện tốt cơng việc của mình. Quản lý khả năng QL và tổ chức các hoạt động học tập cho HS của GV, tổ chức cho HS tham gia câu lạc bộ Tốn học ngồi giờ lên lớp, áp dụng Toán học vào thực tế... nhằm gây hứng thú học tập mơn Tốn của học sinh có tỉ lệ tốt ,khá cao. Các thầy cô cần tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi, khơi gợi sự yêu thích mơn Tốn của HS, phải u thích các em mới có thể học tốt mơn Toán.

2.4.1.6 Quản lý đổi mới PPDH hướng đến từng nhóm học sinh với năng lực tốn khác nhau

Hiện nay trường THPT Tống Văn Trân học 2 buổi: buổi sáng học kiến thức SGK, buổi chiều học phụ đạo theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh. Các môn học là mơn thi đại học: tốn, lý,hố, anh, sinh, sử, địa....giúp các em củng cố kiến thức trên lớp và kiến thức mở rộng phục vụ cho kì thi THPT quốc gia. Dựa vào điểm thi mơn Tốn chất lượng đầu năm mà giáo viên sẽ phân nhóm cho học sinh. Tuỳ vào năng lực của từng nhóm để giáo viên giao nhiệm vụ học tập. Như vậy khi chia thành các nhóm nhỏ có năng lực tương đương nhau các em làm việc với nhau sẽ dễ dàng hơn, hồn thành cơng việc được giao nhanh hơn. Với cách chia nhóm theo năng lực giáo viên sẽ dễ dàng trong việc quản lý nhóm, tuy vậy giáo viên phải chú ý hơn đến nhóm học sinh Yếu để giúp các em tiến bộ. Qua mỗi kì học, năm học hoặc dựa vào điểm TB mơn Tốn mỗi học sinh có quyền thay đổi lớp học sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của bản thân, phù hợp với khối mình theo đuổi.

Với mặt tích cực của phương pháp dạy học này nhà trường đã cho triển khai thí điểm năm học 2015-2016 đối với khối lớp 10. Tuy nhiên khó khăn ở đây là chưa có tài liệu riêng nào biên soạn cho phương pháp học tập này, GV phải tự mình xây dựng bài giảng, tự dạy thử nghiệm nên chất lượng giảng dạy giữa các lớp vẫn chưa đồng đều. Nhiều hoạt động thiết thực vẫn chưa được nhà trường

triển khai như: học ngoại khố, tổ chức các trị chơi, vừa học vừa chơi cho HS,....Hầu hết GV lại chưa hiểu hết được thế nào là dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực HS vì vậy các nhà QLGD cần có những hoạt động thiết thực giúp các thầy cơ hiểu hơn về phương pháp này như: tổ chức buổi hội thảo mời chuyên gia GD về giảng dạy, tăng cường trao đổi chia sẻ thông tin giữa các thầy cô đã từng làm tốt phương pháp dạy học này mang lại kết quả.

Bảng 2.16: QL đổi mới phương pháp DHPH hướng tới từng nhóm HS có năng lực khác nhau năng lực khác nhau STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1

Thiết kế công cụ dạy học thể hiện được sự phân hoá theo từng nhóm năng lực

9 7 15 11 48 44 15 23

2

Kiểm tra, đánh giá tiến bộ HS trong suốt quá trình giảng dạy

35 32 37 36 18 19 10 13

3 Phát hiện và bồi dưỡng

tài năng 40 55 37 30 23 15 0 0

4

Khả năng tăng cường hứng thú cho người học, ưu tiên thực hành, vận dụng lý thuyết 56 53 31 40 13 7 0 0 5 Góp phần thực hiện yêu cầu phân luồng sau THPT

27 50 32 37 41 13 0 0

6

Đáp ứng nhu cầu học tập riêng của mỗi cá nhân

2.4.1.7 Quản lý đánh giá năng lực Toán học của từng HS dựa trên công cụ và phương pháp đánh giá đổi mới hiện nay

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thơng tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán tại trường trung học phổ thông tống văn trân, huyện ý yên, tỉnh nam định theo tiếp cận phát triển năng lực (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)